Số tiền bà chủ Vạn Thịnh Phát, Trương Mỹ Lan ch iếm đ oạt đổi ra tiền 500 nghìn nặng 68 tấn, trải dài hơn 10.000km

Dư luận cả nước chấn động trước thông tin liên quan đến vụ đại án Vạn Thịnh Phát, đặc biệt là khi số tiền “khủng” lên tới hơn 300 nghìn tỷ bị bà chủ Trương Mỹ Lan chiếm đoạt được công bố.

Trước đó, như đã đưa tin, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an đã ban hành kết luận điều tra, đề nghị truy tố 86 bị can trong vụ án liên quan đến Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị có liên quan.

Trong số này, bị can Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) bị đề nghị truy tố 3 tội “đưa hối lộ”, “vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng” và “tham ô tài sản.”

Theo kết luận điều tra, Trương Mỹ Lan là Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, sở hữu số lượng lớn các công ty con, công ty liên kết; giao cho người nhà, người thân tín điều hành, quản lý.

"Sốc" với số tiền bà Trương Mỹ Lan gây thiệt hại: Lớn hơn tổng tài sản của 5 tỷ phú Việt Nam - Ảnh 1.
Bà Trương Mỹ Lan

Bà Trương Mỹ Lan không nắm chức vụ tại Ngân hàng SCB nhưng là cổ đông chính ở đây, thời điểm ít nhất cũng giữ 85% cổ phần.

Bà Trương Mỹ Lan đã dùng SCB làm “kênh huy động vốn” cho cá nhân mình; cùng đồng phạm lập khống hồ sơ vay vốn để rút tiền trong SCB – vốn là tiền người dân, khách hàng gửi vào.

Cơ quan điều tra xác định Trương Mỹ Lan đã chiếm đoạt 304.096 tỷ đồng của SCB. Số tiền này đến nay ngân hàng không thể chi trả và còn phát sinh số tiền lãi hơn 129.372 tỷ đồng. Như vậy, Trương Mỹ Lan đã gây thiệt hại tổng cộng hơn 415 nghìn tỷ đồng.

Theo Bộ Công an, từ năm 2018 đến 2020, các nghi phạm liên quan tại Công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Công ty CP Tập đoàn Đầu tư An Đông và một số công ty, tổ chức còn có “hành vi gian dối, làm trái quy định pháp luật” để tạo lập 25 gói trái phiếu có tổng giá trị hơn 30 nghìn tỷ đồng. Họ bán lô trái phiếu này nhằm mục đích huy động tiền rồi chiếm đoạt.

Bà Trương Mỹ Lan gây thiệt hại số tiền khủng thế nào?

Số liệu từ Tổng Cục Thống kê cho thấy, lũy kế 6 tháng đầu năm tổng thu ngân sách nhà nước đạt 875,8 nghìn tỷ đồng. Số tiền 415 nghìn tỷ đồng mà bà Loan gây thiệt hại chiếm tương đương 47% thu ngân sách của cả nước, gần bằng thu ngân sách của 2 đầu tầu kinh tế Việt Nam là Hà Nội và TP.HCM (448 nghìn tỷ đồng) trong 6 tháng đầu năm.

Cập nhật của Dân Việt cho thấy, hiện giá vàng trong nước đang ở mức khoảng nhỉnh 70 triệu đồng/lượng. Như vậy, số tiền 415 nghìn tỷ đồng mà bà Trương Mỹ Lan làm thiệt hại tương đương với khoảng 6 triệu lượng vàng.

Xét về vốn hóa doanh nghiệp của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam, đóng cửa phiên ngày 17/11, số tiền bà Trương Mỹ Lan gây thiệt hại chỉ đứng sau mã VCB với vốn hóa đạt 478,4 nghìn tỷ đồng và lớn hơn rất nhiều doanh nghiệp đình đám như BID có vốn hóa đạt 217 nghìn tỷ đồng, VHM có vốn hóa 169,6 nghìn tỷ đồng, VIC có vốn hóa gần 161 nghìn tỷ đồng, PVB vốn hóa hơn 153 nghìn tỷ đồng, HPG vốn hóa hơn 154 nghìn tỷ đồng…

Xét về giá USD, hôm nay 1 USD bằng hơn 24.000 đồng, như vậy 415 nghìn tỷ tương đương 17,1 tỷ USD.

Dữ liệu cho thấy, hiện tổng tài sản của 5 người giàu nhất Việt Nam đang có là 11,8 tỷ USD, cụ thể là ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Vingroup sở hữu 4,5 tỷ USD,CEO VietJet Air Nguyễn Thị Phương Thảo (2,3 tỷ USD); Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long (2,2 tỷ USD); Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh (1,3 tỷ USD) và Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương (1,5 tỷ USD). Như vậy, số tiền bà Lan gây thiệt hại lớn hơn cả tổng tài sản của 5 tỷ phú Việt Nam.

Số tiền chiếm đoạt lớn tới mức nếu quy đổi ra tiền 500 nghìn đồng nó có thể nặng tới 68 tấn và khi trải ra có thể dài tới 10.366km. Tương đương tổng tài sản của 5 người giàu nhất Việt Nam cộng lại, khoảng 13,2 tỷ USD.

Bà Trương Mỹ Lan chiếm đoạt hơn 304.000 tỷ đồng đối diện mức án nào?

Ngày 17/11, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã ban hành kết luận điều tra vụ án liên quan Trương Mỹ Lan và 85 bị can trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị có liên quan.

Cụ thể, bà Lan bị đề nghị truy tố các tội: Đưa hối lộ; Vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng và tội tham ô tài sản.

Bà Trương Mỹ Lan chiếm đoạt hơn 304.000 tỷ đồng đối diện mức án nào?- Ảnh 1.
Bị canTrương Mỹ Lan. Ảnh: VTP

Ngoài 3 tội danh đã bị đề nghị truy tố, Trương Mỹ Lan còn bị khởi tố tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” thông qua việc phát hành trái phiếu, nhưng hiện cơ quan điều tra đã tách vụ án để xử lý sau.

Trong hành vi này, bước đầu cơ quan chức năng xác định Trương Mỹ Lan và đồng phạm lừa đảo 30.000 tỷ đồng của 42.000 nhà đầu tư.

Ngoài ra, quá trình điều tra xác định bà Trương Mỹ Lan cùng những cá nhân, pháp nhân do bà Lan nhờ đứng tên chiếm hơn 91% vốn điều lệ của Ngân hàng SCB.

Trong thời gian hoạt động, bà Lan đã chiếm đoạt hơn 304.000 tỷ đồng từ Ngân hàng SCB và gây thiệt hại số tiền lãi phát sinh hơn 129.000 tỷ đồng.

Trao đổi với Báo Sức khỏe và Đời sống, luật sư Nguyễn Văn Đoàn (Hệ thống luật sư X) cho biết, với tội “Đưa hối lộ” theo Khoản 4 Điều 354 Bộ luật hình sự thì mức hình phạt cao nhất là 20 năm tù.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên; Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.

Với tội “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng” theo Khoản 4 Điều 206 Bộ luật hình sự thì mức hình phạt cao nhất là 20 năm tù.

Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 3.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

Với tội “Tham ô tài sản” Khoản 4 Điều 353 bộ luật hình sự thì mức hình phạt cao nhất có thể là tử hình.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên; Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.

Với tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo Khoản 4 Điều 174 bộ luật hình sự thì mức hình phạt cao nhất là chung thân.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Vậy theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 về tổng hợp hình phạt thì có 3 khả năng có thể xảy ra.

Thứ nhất: Nếu tội tham ô tài sản bị tuyên tử hình thì các hình phạt khác ở các tội khác cộng lại vẫn áp dụng là tử hình.

Thứ hai: Nếu bị tuyên chung thân ở nhóm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Tham ô tài sản thì tổng hợp hình phạt cả các tội khác cộng lại vẫn là chung thân. Nếu thoát tử hình thì khả năng rất cao mức hình phạt có thể áp dụng là tù chung thân.

Thứ 3: Nếu mức hình phạt ở các tội không phải là chung thân, tử hình thì tổng hợp hình phạt sẽ không quá 30 năm tù.

Theo SK&ĐS