Buổi dạy tiếng Anh của

Cô giáo không tay Lê Thị Thắm mỗi ngày được mẹ đưa tới trường Tiểu học và THCS Đông Thịnh, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa dạy tiếng Anh cho học sinh lớp 2 và lớp 3.

Buổi dạy tiếng Anh của "Cô giáo không tay" Lê Thị Thắm: Hầu hết mọi hoạt động chỉ sử dụng chân trái, ước mơ về quê mở lớp dạy tiếng Anh cho trẻ em nghèo và được đứng trên bục giảng đã thành hiện thực

Một ngày giữa tháng 11, cô giáo Lê Thị Thắm, 25 tuổi, bắt đầu tiết dạy tiếng Anh ở lớp 2B, trường Tiểu học và THCS xã Đông Thịnh, huyện Đông Sơn. Mở đầu bài học, cô cho học sinh học từ mới, chủ đề về những vật nuôi quen thuộc. Ngoài lớp này, cô còn được phân công dạy khối 3.

Sinh ra chỉ nặng vỏn vẹn một kg lại không có hai cánh tay, cô Thắm nỗ lực học tập và tốt nghiệp khoa Sư phạm tiếng Anh, trường Đại học Hồng Đức năm 2020. Sau đó, cô mở lớp dạy tiếng Anh miễn phí cho học sinh ở quê nhà.

Hồi tháng 6, khi được vinh danh là một trong 133 tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến của tỉnh Thanh Hóa, cô Thắm bày tỏ mong muốn được đứng trên bục giảng, hứa sẽ luôn hoàn thiện bản thân, trau dồi kiến thức, tận tâm tận lực cống hiến nếu được trao cơ hội.

Câu chuyện khiến Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng xúc động. Ông chỉ đạo các cơ quan tuyển dụng đặc cách cô Thắm làm giáo viên công lập.

Buổi dạy tiếng Anh của "Cô giáo không tay" Lê Thị Thắm: Hầu hết mọi hoạt động chỉ sử dụng chân trái, ước mơ về quê mở lớp dạy tiếng Anh cho trẻ em nghèo và được đứng trên bục giảng đã thành hiện thực

Trường Tiểu học và THCS xã Đông Thịnh đặt thiết kế riêng cho cô một bộ bàn ghế để thuận tiện mỗi khi giảng bài. Các thiết bị khác cũng được bố trí sao cho cô không phải di chuyển nhiều.

Buổi dạy tiếng Anh của "Cô giáo không tay" Lê Thị Thắm: Hầu hết mọi hoạt động chỉ sử dụng chân trái, ước mơ về quê mở lớp dạy tiếng Anh cho trẻ em nghèo và được đứng trên bục giảng đã thành hiện thực

Cô Thắm sử dụng thuần thục laptop cá nhân và bộ máy tính để bàn bằng chân để chiếu bài giảng, bài tập cho học sinh.

Đây là kỹ năng Thắm đã luyện tập từ năm 4 tuổi. Thắm kể hồi học mẫu giáo, thấy các bạn được cô giáo cho tập viết nhưng trừ mình nên cũng đòi cho tập. Được đưa cho tờ giấy và cây bút chì, Thắm dùng ngón chân trái kẹp bút, tập viết theo các bạn. Những ngón chân nhiều hôm trầy xước, phồng rộp rất đau, đêm về không thể ngủ được nhưng nhờ kiên trì, lên 5 tuổi, cô đã viết thành thạo và 6 tuổi vào lớp một như các bạn đồng trang lứa.

Do chân phải ngắn hơn nên hầu hết mọi hoạt động cô Thắm chỉ sử dụng chân trái từ cầm bút, di chuột hay ấn bàn phím máy tính…

Buổi dạy tiếng Anh của "Cô giáo không tay" Lê Thị Thắm: Hầu hết mọi hoạt động chỉ sử dụng chân trái, ước mơ về quê mở lớp dạy tiếng Anh cho trẻ em nghèo và được đứng trên bục giảng đã thành hiện thực

Thắm chia sẻ, hai ước mơ lớn nhất cuộc đời là về quê mở lớp dạy tiếng Anh cho trẻ em nghèo và được đứng trên bục giảng ở một ngôi trường, đến nay đều thành hiện thực.

Năm nay là lần đầu tiên được đón Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 đúng nghĩa, Thắm nói “rất xúc động và tự hào, bản thân cảm thấy cần có trách nhiệm hơn với học trò, nhà trường và xã hội bởi trọng trách mới…”.

Nữ giáo viên hiện không gặp nhiều trở ngại trong giảng dạy, song cô cho hay sẽ tiếp tục trau dồi kiến thức lẫn nghiệp vụ sư phạm để đóng góp nhiều nhất có thể cho ngành giáo dục.

Buổi dạy tiếng Anh của "Cô giáo không tay" Lê Thị Thắm: Hầu hết mọi hoạt động chỉ sử dụng chân trái, ước mơ về quê mở lớp dạy tiếng Anh cho trẻ em nghèo và được đứng trên bục giảng đã thành hiện thực

Giờ học ngoại ngữ của lớp 2B với gần 50 học sinh. Các bé học rất nghiêm túc, hăng say phát biểu xây dựng bài khi được cô Thắm đề nghị.

Thi thoảng, khi phát hiện học trò thiếu tập trung hoặc chưa hiểu bài, cô Thắm đi xuống tận nơi chỉ bảo. Cuối tiết dạy, nữ giáo viên thường chấm bài tập và hướng dẫn học trò bổ sung kiến thức khi về nhà.

“Em rất thích giờ học của cô Thắm vì được xem nhiều tranh ảnh và những bộ phim ngắn vui nhộn…”, Hoàng Lập, lớp 2B, nói.

Buổi dạy tiếng Anh của "Cô giáo không tay" Lê Thị Thắm: Hầu hết mọi hoạt động chỉ sử dụng chân trái, ước mơ về quê mở lớp dạy tiếng Anh cho trẻ em nghèo và được đứng trên bục giảng đã thành hiện thực

Do khiếm khuyết đôi tay nên hầu hết sinh hoạt cá nhân, Thắm đều dựa vào sự chăm sóc của người mẹ là chị Nguyễn Thị Tình.

Mỗi ngày, sau khi thức giấc, Thắm được mẹ lo ăn uống, vệ sinh cá nhân và dùng xe máy chở đến ngôi trường cách nhà gần 1 km dạy học. Cuối buổi, chị Tình lại đến trường đón con trở về.

Buổi dạy tiếng Anh của "Cô giáo không tay" Lê Thị Thắm: Hầu hết mọi hoạt động chỉ sử dụng chân trái, ước mơ về quê mở lớp dạy tiếng Anh cho trẻ em nghèo và được đứng trên bục giảng đã thành hiện thực

Hết giờ làm việc trên trường, buổi chiều và tối hàng ngày, Thắm ở nhà soạn giáo án, chấm bài cho học trò.

Buổi dạy tiếng Anh của "Cô giáo không tay" Lê Thị Thắm: Hầu hết mọi hoạt động chỉ sử dụng chân trái, ước mơ về quê mở lớp dạy tiếng Anh cho trẻ em nghèo và được đứng trên bục giảng đã thành hiện thực

Những ngày cuối tuần hoặc khi rảnh rỗi, cô Thắm mở thêm lớp dạy tiếng Anh tại nhà cho trẻ em nghèo hoặc con em người thân.

Cô Lê Thị Huệ, Phó hiệu trưởng trường Tiểu học và THCS Đông Thịnh, đánh giá cô Thắm hoà nhập tốt với môi trường mới. Được nhà trường hỗ trợ các điều kiện tốt nhất có thể nên cô Thắm phát huy được tố chất và nghị lực bản thân.

“Sắp tới, trường sẽ thành lập câu lạc bộ Vượt khó và giao cho cô Thắm làm chủ nhiệm, nhằm tiếp thêm nghị lực giúp các em học sinh mồ côi, học sinh nghèo hoặc khuyết tật nỗ lực vươn lên trong cuộc sống”, cô Huệ cho hay.


Nghi lực phi thường của cô giáo trẻ Lê Thị Thắm

Trong số các thanh niên tiêu biểu được lựa chọn để tuyên dương gương “Thanh niên sống đẹp” năm 2023 do Trung ương Hội LHTN Việt Nam tổ chức với sự đồng hành của TCP Việt Nam có một gương thanh niên rất đặc biệt, với nghị lực phi thường.

Buổi dạy tiếng Anh của "Cô giáo không tay" Lê Thị Thắm: Hầu hết mọi hoạt động chỉ sử dụng chân trái, ước mơ về quê mở lớp dạy tiếng Anh cho trẻ em nghèo và được đứng trên bục giảng đã thành hiện thực

Đó là cô giáo Lê Thị Thắm, cô giáo trẻ sinh năm 1998 (huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa).

Sinh ra không được may mắn 

Kể về tuổi thơ của mình, cô giáo Lê Thị Thắm chia sẻ “em sinh ra không được may mắn như bạn bè cùng trang lứa, khi tôi chào đời, tôi rất nhỏ, chỉ nặng hơn 1kg và tôi không có hai tay. Mọi sinh hoạt hàng ngày của em đều là nhờ vào sự trợ giúp của mẹ, vì phải phục vụ cho em cả ngày nên mẹ không đi làm được gì, kinh tế của nhà đều do bố gánh vác hết nên gia đình rất khó khăn, vất vả”. Đến nay, dù đã bước sang tuổi 25 nhưng Lê Thị Thắm chỉ nặng 21 kg. Không những bị khiếm khuyết về đôi tay, cột sống của Thắm cũng bị cong vẹo, ruột bị tắc, gai khớp háng và suy nhược cơ thể nặng. Chính vì vậy, đều đặn, tháng nào cô giáo Lê Thị Thắm cũng phải đi điều trị định kỳ tại Hà Nội. Nhưng do điều kiện gia đình khó khăn, bố mẹ thuần nông, nên Thắm không thể điều trị dài ngày, chỉ mua thuốc về uống và tự điều trị tại nhà. Khó khăn chồng chất khó khăn, Thắm chia sẻ thêm, em vừa trải qua cuộc phẫu thuật mở ung thư tuyến giáp. 

Nhớ về những năm tháng nỗ lực theo học đầy những khó khăn của mình, Thắm kể, khi em được 4 tuổi rưỡi, trong lớp học, thấy tất cả các bạn được cô giáo cho tập viết mà cô lại chỉ trừ tôi ra, nên em cũng đòi bằng được cô cho mình tập viết. Thấy các bạn kẹp bút vào tay thì Thắm cũng lấy bút kẹp vào ngón chân trái của mình để tập viết theo các bạn. Vì chân phải của Thắm ngắn hơn chân trái nên việc kẹp bút để viết thành chữ đã khó lại càng khó hơn, những ngón chân của Thắm nhiều hôm trầy xước, phồng rộp khiến em rất đau và đêm về không thể ngủ được. Không nản chí, dù ở trên lớp hay ở nhà, Thắm đều tập viết rất miệt mài, chăm chỉ. Khi lên 5 tuổi, Thắm không chỉ viết thành thạo mà còn đọc được số và chữ cái, vì vậy khi lên 6 tuổi, Thắm vào lớp 1 trường làng như bao bạn cùng trang lứa. 
 

Buổi dạy tiếng Anh của "Cô giáo không tay" Lê Thị Thắm: Hầu hết mọi hoạt động chỉ sử dụng chân trái, ước mơ về quê mở lớp dạy tiếng Anh cho trẻ em nghèo và được đứng trên bục giảng đã thành hiện thực

Cô giáo Lê Thị Thắm được Huyện ủy Đông Sơn tuyên dương trong học tập và làm theo làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh


12 năm là học sinh giỏi 

Người ta thường nói “giàu 2 con mắt, khó 2 bàn tay”, để có được kết quả như ngày hôm nay, Thắm đã trải qua nhiều khó khăn, thử thách trong học tập cũng như trong cuộc sống. Những năm tháng tới trường, bên cạnh niềm vui thì Thắm cũng trải qua nhiều khó khăn, tủi hờn của người “không có tay”. “Nhìn bạn bè cùng trang lứa vui vẻ chơi đánh ô ăn quan, nhảy dây mà em chỉ có thể ngồi một mình, em rất tủi thân. Một số bạn còn chỉ vào em và nói là “ôi bé cụt tay kìa”, “chim cánh cụt kìa” là em chỉ biết về nhà khóc với mẹ” – Thắm kể. 

Với nỗ lực của bản thân, em đã thực hiện ước mơ đèn sách của mình như bao bạn bè đồng trang lứa khác với thành tích 12 năm liên tiếp là học sinh giỏi. “Dạy học là nghề em đam mê nên không ngừng mơ ước, em đã phấn đấu để vào ngành sư phạm”, năm 2016, để tiện cho việc học hành và gia đình chăm sóc, Thắm quyết định thi và đỗ vào Khoa Sư phạm Tiếng Anh, Trường Đại học Hồng Đức. 

Muốn tự viết lên cuộc đời đầy tươi sáng 

“Trong ký ức tuổi thơ em và cho đến bây giờ, mãi luôn nhớ về thầy Nguyễn Ngọc Ký. Đó là tấm gương tiếp sức cho em có đủ bản lĩnh, phấn đấu học tập. Em cũng như thầy, không có hai tay nên phải tập viết chữ bằng chân. Luyện chữ, dù chân tước da, chảy máu, em vẫn không từ bỏ ước mơ được đến trường” – Thắm chia sẻ về động lực của bản thân. 

Tháng 7 năm 2020, Lê Thị Thắm tốt nghiệp Trường Đại học Hồng Đức, dù được một số trung tâm mời về làm việc nhưng em đã từ chối vì lý do sức khỏe, Thắm trở về quê mở lớp dạy học tiếng Anh tại nhà cho các em nhỏ, với mong muốn lớn nhất là được trở thành một người có ích, được dạy các em nhỏ trong xóm, giúp các em tiến bộ, đạt kết quả cao trong học tập nên em nhận dạy miễn phí – thay lời cảm ơn của em đến bố mẹ, hàng xóm, bạn bè và thầy, cô đã đồng hành và giúp đỡ trong suốt những năm qua. 

Ước mơ trở thành một cô giáo được đứng trên bục giảng mà Thắm ấp ủ bao nhiêu năm nay đã trở thành hiện thực. Thắm được Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa tuyển dụng đăc cách vào làm giáo viên tiếng Anh tại Trường Tiểu học và Trung học Cơ sở Đông Thịnh (huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa), từ ngày 1/8/2023. Được làm nghề mình yêu thích, đúng với khả năng được đào tạo, cô giáo Lê Thị Thắm đã gắng nỗ lực hết mình, khắc phục những khó khăn của bản thân, không ngừng trau dồi, học hỏi để nâng cao trình độ, kiến thức về chuyên môn, rèn luyện và tu dưỡng tâm thế, tác phong, phẩm chất đạo đức của người giáo viên. 

Có thể nói cuộc sống của mỗi con người đều có những khó khăn nhất định và khi vượt qua sẽ trưởng thành và tự tin hơn. Nhưng không phải ai cũng dám đối đầu với những khó khăn và thử thách. Dù không có tay, nhưng cô giáo Lê Thị Thắm muốn tự mình viết lên cuộc đời đầy tươi sáng của mình, để “tàn nhưng không phế” và em sẽ tiếp bước học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.


Giải thưởng “Thanh niên sống đẹp” là giải thưởng cao quý của Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam được tổ chức hàng năm, nhằm tôn vinh những thanh niên tiêu biểu, có việc làm, nghĩa cử cao đẹp, mang tính nhân văn, thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, chia sẻ khó khăn với cộng đồng, xã hội; từ đó xây dựng những tấm gương thanh niên sống đẹp, lan tỏa những hành động hay, những câu chuyện đẹp, tạo động lực cho thanh niên và cộng đồng học tập, noi theo.

Năm 2023, Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp với Công ty TCP Việt Nam tổ chức Hành trình và trao giải thưởng “Thanh niên sống đẹp” cho 20 gương thanh niên tiêu biểu trên các lĩnh vực.

Hành trình được tổ chức theo các chủ đề “Thanh niên sống đẹp trong học tập, nghiên cứu khoa học”; “Thanh niên sống đẹp trong chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc; giữ gìn trật tự, an ninh, an toàn”; “Thanh niên sống đẹp trong lao động sản xuất và phát triển kinh doanh”; “Thanh niên sống đẹp trong sự nghiệp giáo dục”; “Thanh niên sống đẹp trong tình nguyện vì cộng đồng” với các hoạt động gặp mặt, thăm hỏi, tặng quà và xây dựng các bài viết, phóng sự tuyên truyền sâu cho các gương Thanh niên được tuyên dương.

Lễ trao giải thưởng “Thanh niên sống đẹp” năm 2023 sẽ được tổ chức vào tháng 12/2023 tại Thủ đô Hà Nội.

Theo Vnexpress, Đoàn thanh niên