Bí ẩn những chiếc xe chở 108 ngàn tỷ đồng và 14,7 triệu USD tiền mặt từ ngân hàng SCB về nhà riêng của bà Trương Mỹ Lan

Theo chỉ đạo của bà chủ Vạn Thịnh Phát, bà Trương Mỹ Lan, số tiền mặt được vận chuyển từ Ngân hàng SCB về Tập đoàn Vạn Thịnh Phát hoặc nhà riêng của nữ doanh nhân này khoảng 108 ngàn tỷ đồng và 14,7 triệu USD.

Quyền lực của bà Trương Mỹ Lan trong hệ thống ngân hàng SCB

Bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, vừa bị Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an (C03), đề nghị truy tố về 3 tội danh: Tham ô tài sản, Vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng và Đưa hối lộ.

VnExpress dẫn kết luận điều tra nêu rõ, dù không nắm giữ chức vụ gì nhưng bà Lan mới là “chủ thực sự”, có quyền lực cao nhất, chi phối mọi hoạt động của nhà băng này. SCB được bà Lan sử dụng như một “công cụ tài chính” để huy động tiền gửi sau đó cấp vốn cho hệ sinh thái của tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Bí ẩn những chiếc xe chở tiền từ SCB về nhà riêng của bà Trương Mỹ Lan - Ảnh 1.
Bà Trương Mỹ Lan lúc chưa bị bắt.

Khi cần tiền, bà Lan chỉ đạo lãnh đạo ngân hàng phối hợp với cán bộ chủ chốt ở Vạn Thịnh Phát rút dưới hình thức giải ngân cho các hồ sơ vay được lập khống. Quy trình giải ngân tiền của SCB cho bà Lan là rút tiền trước, hoàn thiện hồ sơ sau.

Tiền xuất khỏi ngân hàng, nữ chủ tịch sẽ chỉ đạo cấp dưới chuyển từ công ty được giải ngân sang các pháp nhân, cá nhân “ma” mở tài khoản tại SCB. Khi cần sử dụng, bà Lan yêu cầu “chuyển tiền lòng vòng” trong các công ty chân rết do Vạn Thịnh Phát quản lý để tránh bị kiểm toán.

Trường hợp cần tiền mặt, bà Lan gài pháp nhân “ma” vào hồ sơ vay vốn để hợp thức hóa. Thế nhưng, thay vì chuyển khoản, bà chỉ đạo nhân viên rút trực tiếp tiền mặt. Phần lớn tiền được rút ra từ SCB chi nhánh Sài Gòn, một trong những chi nhánh lớn.

Bí ẩn những chiếc xe chở 108 ngàn tỷ đồng và 14,7 triệu USD tiền mặt từ ngân hàng SCB về nhà riêng của bà Trương Mỹ Lan

Theo cơ quan điều tra, điểm chung là bà Lan thường ra yêu cầu cần gấp tiền mặt, phải đáp ứng ngay. Khi nhận lệnh từ nữ chủ tịch, lãnh đạo SCB sẽ chia nhau tìm cách đáp ứng. Tiền chủ yếu lấy từ nguồn khoản vay tín dụng hoặc phát hành trái phiếu.

Tiền mặt xuất khỏi nhà băng sẽ đưa cho Bùi Văn Dũng (lái xe của bà Lan) để dùng ôtô chở về nhà riêng của nữ chủ tịch ở tòa nhà Sherwood số 127 Pasteur, quận 3, TP HCM hoặc trụ sở Tập đoàn Vạn Thịnh Phát ở 193-203 Trần Hưng Đạo. Tiền sau đó do Dũng hoặc Trần Thị Hoàng Uyên (trợ lý của bà Lan) chuyển đến các địa chỉ khác nhau do nữ chủ tịch chỉ đạo. Dũng và Uyên không được phép ghi chép, lưu giữ về lai lịch, địa chỉ người nhận tiền.

Báo Tuổi trẻ dẫn kết luận điều tra xác định, từ sổ tay ghi chép và lời khai của Bùi Văn Dũng, Trần Thị Hoàng Uyên cho thấy, từ ngày 26-2-2019 đến ngày 12-9-2022, theo chỉ đạo của bà Trương Mỹ Lan, Dũng đã vận chuyển tiền từ Ngân hàng SCB về Tập đoàn Vạn Thịnh Phát hoặc nhà riêng của nữ doanh nhân này khoảng 108 ngàn tỉ đồng và 14,7 triệu USD.

Những chuyến xe chở tiền khỏi nhà băng được giao cho bà Lan hoặc đưa cho một số cá nhân theo chỉ đạo của chủ tịch Vạn Thịnh Phát – kết luận nêu.

Bí mật về ký hiệu “HSTT”

Bí ẩn những chiếc xe chở tiền từ SCB về nhà riêng của bà Trương Mỹ Lan - Ảnh 2.
Bị can Bùi Anh Dũng. Ảnh: SCB.

Báo Dân trí dẫn lời lời khai của ông Bùi Anh Dũng (cựu Chủ tịch HĐQT SCB) cho biết, các khoản vay của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đều có điểm chung là chỉ ký hợp thức hồ sơ, thủ tục cho vay để giải ngân, rút tiền theo chỉ đạo của bà Lan.

Thực tế, các đơn vị tại SCB không thẩm định khách hàng, thẩm định tài sản bảo đảm, không quan tâm phương án vay vốn.

“Các khoản cho vay đối với nhóm khách hàng thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát của Trương Mỹ Lan, trên hệ thống dữ liệu “Core Banking” của Ngân hàng SCB được tạo thêm trường dữ liệu ký hiệu là “HSTT”, để ghi chú khách hàng, phục vụ việc theo dõi, thống kê và phê duyệt cho vay, bỏ qua quy trình cho vay thông thường”, kết luận điều tra nêu.

Về ký hiệu “HSTT”, lời khai của Võ Tấn Hoàng Văn (cựu Tổng Giám đốc SCB) cho biết, nghĩa là “Hội sở tiếp thị”.

Theo Văn, để tránh sự kiểm tra giám sát hoạt động cho vay tại các chi nhánh SCB, bà Lan chỉ đạo thành lập các đơn vị cho vay mới tại Hội sở SCB để giải quyết các khoản vay theo yêu cầu của Chủ tịch Vạn Thịnh Phát.

Bà Trương Mỹ Lan dùng tiền chiếm đoạt của SCB vào việc gì?

Theo lời khai của bà Trương Mỹ Lan, tiền giải ngân các khoản vay được sử dụng vào việc trả nợ gốc, lãi các khoản vay trước, trả nợ vay cho bạn bè, người thân…

Theo lời khai của bà Trương Mỹ Lan, liên quan đến việc NH SCB cấp tín dụng cho các khách hàng, bà Lan trao đổi, chỉ đạo các bị can Nguyễn Thị Thu Sương, nguyên Chủ tịch HĐQT SCB; Võ Tấn Hoàng Văn, TGĐ NH SCB; Trương Khánh Hoàng, quyền TGĐ SCB hoặc Trần Thị Mỹ Dung, Phó TGĐ SCB. Các bị can sẽ thông báo cho bà Lan biết để tìm phương án xử lý.

Để xử lý các khoản vay này, bà Trương Mỹ Lan đi gặp bạn bè để mượn tài sản (hoặc dự án) hoặc lấy tài sản của mình sử dụng làm tài sản đảm bảo để đưa vào SCB vay tiền ra xử lý các khoản vay trước. Các tài sản đảm bảo thấp hơn nhiều giá trị số tiền rút ra.

Để giải quyết việc này, bà Trương Mỹ Lan khai phải thuê Thẩm định giá nâng giá trị tài sản đảm bảo. Những việc này sau khi báo cáo với bà Lan, lãnh đạo NH SCB qua các thời kỳ sẽ chủ động phân công cán bộ nhân viên SCB và những người liên quan thực hiện.

truong-my-lan-van-thinh-phat-1.png
Bà Trương Mỹ Lan.

Bà Trương Mỹ Lan khai nhận, tiền giải ngân các khoản vay trên được sử dụng vào việc trả nợ gốc, lãi các khoản vay trước, trả nợ vay cho bạn bè, người thân mà bà Lan vay của họ; trả chi phí cho các hoạt động của NH SCB (các khoản chi mà không thể hạch toán chi phí được).

Tiền còn được dùng để trả tiền mua lại các dự án, thường là các dự án đã mượn để thế chấp ngân hàng, sau đó bà Trương Mỹ Lan mua lại; Trả tiền gốc lãi trái phiếu; Chi phí tiền định giá tài sản, công chứng tài sản; Chi trả tiền công cho những người đứng tên hộ các công ty, những người đứng tên hộ các khoản vay, những người đứng tên tài sản và chi vào nhiều các mục đích khác.

Theo CQĐT, từ 1/1/2018 – 7/10/2022, bà Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo lập khống 916 hồ sơ vay vốn rút tiền, chiếm đoạt của NH SCB, đến nay các khoản vay này còn nợ hơn 545.039 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ gốc là hơn 415.666 tỷ đồng.

Toàn bộ số tiền chiếm đoạt này đều phục vụ cho mục đích cá nhân của bà Lan. Tuy nhiên CQĐT xác định nhiều tài sản còn lại bảo đảm cho các khoản vay của nhóm Trương Mỹ Lan có giá trị, hiện NH SCB đang theo dõi quản lý. Do vậy, áp dụng nguyên tắc có lợi cho bị can, CQĐT xác định trách nhiệm của bà Lan và đồng phạm đã chiếm đoạt hơn 304.096 tỷ đồng. Ngoài ra, hành vi tham ô tài sản của bà Lan còn gây thiệt hại hơn 129.372 tỷ đồng.

Đây là số tiền lãi phát sinh từ số tiền gốc chiếm đoạt nêu trên. CQĐT cũng làm rõ, từ năm 2012- 2022, các đối tượng tại SCB và các đối tượng liên quan khác đã cho vay trái quy định, đến nay không có khả năng thu hồi số tiền hơn 677.286 tỷ đồng nợ gốc, nợ lãi hơn 193.315 tỷ đồng.

Tổ chức tội phạm quy mô lớn

Theo lời khai của ông Võ Tấn Hoàng Văn, TGĐ NH SCB, các khoản vay đối với các khách hàng thuộc hệ thống sinh thái Vạn Thịnh Phát chiếm tỷ trọng phần lớn số tiền mà SCB cho vay. Mỗi khi cần tiền sử dụng, bà Lan sẽ gọi điện trao đổi với ông Văn, qua đó TGĐ SCB sẽ nắm được chủ trương, chỉ đạo để SCB giải ngân khoản vay nào đó cho bà Lan sử dụng.

Ông Văn biết số tiền sau khi giải ngân các khoản vay đứng tên các cá nhân, pháp nhân thuộc hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát là để rút tiền SCB ra sử dụng vào các mục đích như trả nợ cũ tại SCB, trả khoản vay ở ngân hàng khác, mua dự án mới, đầu tư vào dự án và sử dụng vào các mục đích khác của bà Lan.

Vẫn theo lời khai của ông Văn, việc sử dụng tiền đều không đúng với phương án vay vốn trong hồ sơ vay, nhưng vì biết bà Lan thực sự là chủ của Ngân hàng SCB nên sau khi Chủ tịch Vạn Thịnh Phát chỉ đạo thì ông Văn đều cùng lãnh đạo, nhân viên thực hiện các bộ hồ sơ để giải ngân.

Bí ẩn những chiếc xe chở 108 ngàn tỷ đồng và 14,7 triệu USD tiền mặt từ ngân hàng SCB về nhà riêng của bà Trương Mỹ Lan

Từ năm 2020, các khoản vay cá nhân, pháp nhân thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát được ghi nhận tại trường ký hiệu là “HSTT”, viết tắt của từ “Hội sở tiếp thị” trên hệ thống phần mềm quản lý “Core Banking” của SCB. Trường thông tin này để làm cơ sở xác định các khoản vay thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, phục vụ yêu cầu theo dõi, thống kê, phê duyệt trái với quy định cho vay thông thường.

Theo kết luận điều tra, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát có hệ sinh thái gồm hơn 1.000 doanh nghiệp với hàng trăm cá nhân được thuê đứng tên đại diện pháp luật hoặc là người có quan hệ họ hàng, cán bộ, công nhân viên Tập đoàn Vạn Thịnh Phát được chia làm 4 nhóm chính có quan hệ chặt chẽ với nhau.

Trong đó phải kể đến Nhóm mạng lưới công ty tại nước ngoài. Ở nhóm này, bà Trương Mỹ Lan xây dựng mạng lưới nhiều công ty vỏ bọc tại các vùng lãnh thổ, quốc gia “thiên đường thuế” phục vụ hoạt động đầu tư, kinh doanh tại nước ngoài hoặc sử dụng danh nghĩa “nhà đầu tư nước ngoài” đầu tư vào Việt Nam, có nhiệm vụ quản lý nguồn vốn, tài sản của gia đình bà Trương Mỹ Lan ở nước ngoài.

CQĐT đánh giá, đây là tổ chức tội phạm có quy mô rất lớn, hoạt động hết sức manh động nhưng cũng rất tinh vi, xảo quyệt. Hậu quả mà tổ chức tội phạm này gây ra là đặc biệt lớn về kinh tế, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của ngành ngân hàng, uy tín của Nhà nước trong quản lý kinh tế.

CQĐT tách vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua việc phát hành trái phiếu và rửa tiền, cùng một số sai phạm liên quan để tiếp tục điều tra, xử lý và thu hồi triệt để tài sản để khắc phục hậu quả cho vụ án.

Theo Đời sống pháp luật, Vietnamnet