Tống Thái Tổ - vị hoàng đế nhân từ vĩ đại bậc nhất trong lịch sử Trung Hoa

Trong ngôi đền huyền thoại của những vị vua góp phần làm thay đổi lịch sử của Trung Quốc, sẽ là một thiếu sót lớn nếu không nhắc đến Tống Thái Tổ, vị vua được đánh giá ngang hàng với những Tần Thủy Hoàng, Hán Vũ Đế, Đường Thái Tông. Thậm chí ông còn có thể được coi là vị hoàng đế vĩ đại nhất trong lịch sử 5000 năm của Trung Hoa. 

1. Tiểu sử Tống Thái Tổ

Tống Thái Tổ (chữ Hán: 宋太祖, 21 tháng 3, 926 – 14 tháng 11, 976), tên thật là Triệu Khuông Dận (趙匡胤, đôi khi viết là Triệu Khuông Dẫn), tự Nguyên Lãng (元朗), là vị Hoàng đế khai quốc của triều đại Nhà Tống trong lịch sử Trung Quốc, ở ngôi từ năm 960 đến năm 976.

Tiểu sử của ông được ghi tại Tống sử, quyển 1-3 “Thái Tổ bản kỷ”. Năm 960 vạch ra kế hoạch Binh biến Trần Kiều đoạt được chính quyền nhà Hậu Chu, lấy đất Tống Châu nơi Triệu Khuông Dẫn được phong làm Quy Đức quân Tiết độ sứ để làm quốc hiệu, lập nên Vương triều Tống. Ông là hoàng đế Nhà Tống duy nhất có xuất thân võ tướng, tất cả các hoàng đế sau của Nhà Tống đều là thư sinh.

Sinh ra và lớn lên trong gia đình có dòng dõi quan lại, Triệu Khuông Dận đã sớm ý thức được hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ. Vốn xuất thân chỉ là một người đình trưởng mà sau lại có được cả thiên hạ, chúng ta thấy được tài nghệ và tham vọng của ông là không thể bàn cãi. 

Tống Thái Tổ - vị hoàng đế nhân từ vĩ đại bậc nhất trong lịch sử Trung Hoa

Ở ngôi được 16 năm, Tống Thái Tổ đã có những thành tựu đáng kể. Ông đã thu phục được lòng dân, khống chế binh quyền, cải cách chế độ quan lại.

Mặc dù còn những sai lầm trong chính sách dẫn đến thực trạng quan liêu của bộ máy nhà nước, binh quyền suy yếu, nước giàu mà không mạnh, thế nhưng những điều mà Tống Thái Tổ làm được trong 16 năm trị vì của mình cũng khiến cho bộ mặt Trung Quốc thời bấy giờ có sự khởi sắc lên rất nhiều.

Đặc biệt ông có một cống hiến vô cùng to lớn cho lịch sử, đó là củng cố chế độ tập quyền trung ương. 

2. Quá trình thống nhất đất nước của Tống Thái Tổ

2.1. Nhà Hậu Chu

Năm 951 Quách Uy nổi dậy, lập ra nhà Hậu Chu. Với tài nghệ của mình, Triệu Khuông Dận được phong làm Điện tiền Chỉ huy sứ, sau đó là được thăng chức chỉ huy đội kỵ binh. Đến cuối thời Hậu Chu Thế Tông, Triệu Khuông Dận được phong chức Tiết độ sứ, đã gần như nắm toàn bộ quyền lực trong tay. Kể từ đây, ông luôn mang trong mình tham vọng lật đổ nhà Hậu Chu, lập ra triều đại mới, thống nhất Trung Hoa. 

Tống Thái Tổ - vị hoàng đế nhân từ vĩ đại bậc nhất trong lịch sử Trung Hoa

2.2. Binh biến lật đổ nhà Hậu Chu

Năm 957, Thế Tông qua đời. Sài Tông Huấn lên ngôi, lúc đó mới 7 tuổi, quân Chu phải rút về.  Năm 960, Bắc Hán và Liêu lại nhăm nhe tấn công biên giới nhà Hậu Chu. Triệu Khuông Dận lúc đó đang giữ chức Thái Úy, được cử đi dẹp giặc.

Nhận thấy cơ hội của mình đã đến, đồng thời được các tướng lĩnh ủng hộ, Triệu Khuông Dận kéo ngược về kinh thành. Không thể phản kháng kịp thời do bị đánh úp bất ngờ, cả triều đình nhà Hậu Chu ra hàng. 

Triệu Khuông Dận chính thức lên ngôi vua, lấy hiệu là Tống Thái Tổ. Nhà Tống được lập nên từ đây (960)

2.3. Thống nhất đất nước 

Sau 4 năm ở ngôi, nhận thấy thế và lực đã đủ mạnh, Tống Thái Tổ bắt đầu công cuộc thống nhất Trung Quốc. Chiến lược “tiên Nam hậu Bắc” (trước tập trung bình định phương Nam, sau thống nhất phương Bắc) được đề ra. Trong vòng 13 năm, toàn bộ khu vực phương Nạm đã được thống nhất. Lúc bấy giờ chỉ còn lại tàn dư của nhà Bắc Hán ở phía Bắc. 

Tống Thái Tổ - vị hoàng đế nhân từ vĩ đại bậc nhất trong lịch sử Trung Hoa

Nhiều lần nhà Tống đem quân đi đánh Bắc Hán nhưng không thành, bởi Bắc Hán phòng thủ vô cùng ngoan cố, lại được giúp sức từ nước Liêu. Ngay cả khi Thái Tổ đích thân cầm quân đi đánh, quân Tống sĩ khí đang hăng, nhà Tống cũng không thể tiêu diệt được Bắc Hán. 

3. Những cải cách của Tống Thái Tổ

3.1. Về mặt quân sự

Về quân sự, Tống Thái Tổ chủ trương khống chế binh quyền, hướng đến sự ổn định lâu dài. Quân đội nhà Tống chỉ có Cấm quân, bao gồm bộ binh, cung thủ, pháo binh. Đứng đầu lực lượng Cấm quân là Giáo đầu. 

Nhà Tống cũng có cả lực lượng kỵ binh nhưng không được chú trọng quá nhiều. Chính điều này đã tạo nên điếm yếu chết người của quân đội nhà Tống, khiến họ luôn trong trạng thái bị đe dọa bởi các nước chư hầu xung quanh. 

Bên cạnh đó, lực lượng thủy quân cũng có một vai trò quan trọng trong tổ chức quân đội dưới thời Tống. Đây là lực lượng giúp vua Tống tiến xuống bình định khu vưc phương Nam. 

Tống Thái Tổ - vị hoàng đế nhân từ vĩ đại bậc nhất trong lịch sử Trung Hoa

Tuy nhiên, có một sai lầm của Tống Thái Tổ trong việc tổ chức quân đội, gây hậu quả lớn sau này. Đó là ông trọng dụng quan văn, đẩy quan võ xuống tầng lớp thấp kém trong xã hội với chế độ đãi ngộ sơ sài.

Điều này khiến quân tướng không phục, không hết lòng chiến đấu vì triều đình. Chính sách này của ông, cùng với việc để quan văn cầm quân đã để lại nhiều thảm họa cho đời sau. 

3.2. Về bộ máy chính quyền

Hoàng đế là người tập trung nắm giữ chính quyền và quân đội. Cơ quan trung ương vẫn có Tể tướng, nhưng được bổ sung thêm Phó tể tướng với danh hiệu Tham tri chính sự, hạn chế việc quyền lực tập trung quá nhiều vào tay Tể tướng.

Về việc tài chính, vua Tống giao cho Kế tướng điều hành, gọi là Tam ti sứ. Phụ giúp cho Tam ti sứ có Khu mật Phó sứ và Tam ti Phó sứ.

Thời nhà Tống, hành chính địa phương chia làm châu và huyện. Đứng đầu mỗi châu là người giữ chức Thông phán do triều đình quyết định. Dưới Thông phán là tri châu và tri huyện. Hai vị trí này giám sát lẫn nhau, hạn chế sự chuyên quyền đến từ bất cứ vị trí nào. 

Bên cạnh đó Tống Thái Tổ còn thực hiện chủ trương tịch thu tài sản, quân lương của các địa phương, các phiên trấn để họ không thể làm phản. Chính điều này đã làm cho nước Tống lúc bấy giờ tuy giàu mà không mạnh.

Sau khi thu phục xong Bắc Hán, quân đội nhà Tống dần mất đi khả năng chiến đấu. Cơ cấu quan liêu chồng chất, cản trở lẫn nhau, hiệu quả làm việc rất thấp khiến nhà Tống thường xuyên rơi vào tình thế bị tiến công từ các láng giềng. 

Tống Thái Tổ - vị hoàng đế nhân từ vĩ đại bậc nhất trong lịch sử Trung Hoa

4. Một vài câu chuyện về Tống Thái Tổ

Trong sử sách ghi chép lại, Tống Thái Tổ là người có lòng nhân từ, là vị minh quân hiếm có trong sử Trung Quốc. Thông thường, theo một quy luật nghiệt ngã từ trước đến nay, khi vua có được thiên hạ sẽ ra tay sát hại các công thần khai quốc có công với mình.

Thế nhưng Tống Thái Tổ không làm như vậy. Ông rất trọng dụng và ưu ái với những người có công với đất nước. Ông cũng đặc biệt thương dân, thương cho bách tính phải sống trong cảnh binh đao vì đất nước loạn lạc.

Có thể nói ông là một vị hoàng đế nhân từ hiếm có trong lịch sử Trung Hoa. Chính sự nhân từ này đã giúp ông thu phục lòng người, dẹp yên xã tắc, giữ yên được đất nước mà không có thêm bất kỳ sự phản kháng nào. 

4.1. Tống Thái Tổ và câu chuyện “Chúc ảnh phủ thanh”

Dân gian truyền tai nhau cau chuyện rằng,  trong một đêm Triệu Khuông Dận đi đánh giặc ở biên giới, thì một người tên là Lý Thừa Thiên, hậu nhân của Lý Thuần Phong (người viết ra Thôi Bối Đồ) xuất hiện.

Lý Thừa Thiên đưa cho ông bức tranh thứ 16 của Thôi Bối Đồ, cùng với lời sấm: “Khoác hoàng bào lên, thiên hạ thái bình”. Sau đó, Triệu Khuông Dẫn tự xưng vương, đánh tan quân giặc, lập ra triều Tống.

Tống Thái Tổ - vị hoàng đế nhân từ vĩ đại bậc nhất trong lịch sử Trung Hoa

Trong bức tranh thứ 17, Thôi Bối Đồ từng ghi rằng “Ánh đuốc tiếng rìu, trộm long tráo phụng”. Điều này muốn ám chỉ là Triệu Khuông Dận sẽ chết trong búa rìu lúc trời tăm tối. Trộm long tráo phụng ý nói Vương Quan (con rể Triệu Khuông Dẫn) giúp Triệu Quang Nghĩa lên ngôi.

Sau này, ông trở về báo mộng vua Tống Cao Tông- hậu duệ của em trai ông Triệu Quang Nghĩa để khuyên Cao Tông trả lại ngôi vị cho hậu duệ của ông.

4.2. Tống Thái Tổ và câu chuyện về Thái Tổ Quyền

Truyện kể rằng, Bạt Đà đã sáng tạo ra bộ võ Thái Tổ Quyền trước khi Đạt Ma vào Trung Quốc truyền bá võ học.

Triệu Khuông Dận với ngộ tính cao, đã  luyện Thái Tổ Quyền đến mức điêu luyện. Về sau, chính nhờ có bộ võ này mà Triệu Khuông Dận đã lấy được thiên hạ, sáng lập ra nhà Tống. Thiên hạ truyền tai nhau  rằng bộ võ này được chính Triệu Khuông Dận sáng tạo nên.

Tống Thái Tổ - vị hoàng đế nhân từ vĩ đại bậc nhất trong lịch sử Trung Hoa

Triệu Khuông Dận, trong một lần say đã vô tình nói ra chuyện về Thái Tổ Quyền và cả khẩu quyết của nó. Thì ra đó là bộ võ của Thiếu Lâm chứ không phải Triệu Khuông Dận tự sáng tạo như giang hồ đồn đại.

Sau khi vô tình để lộ ra điều đó, đích thân Triệu Khuông Dận đã đem trả bí kíp bộ võ này về cho Thiếu Lâm nhưng chiêu thức và cả tên gọi bộ võ có chút thay đổi. Bản chất phật môn khi đó không còn nữa mà lại mang khí hoàng gia. 

Người trong triều đình muốn học bộ này thì phải tự vào Thiếu Lâm để học. Chúng thần biết ý vua nên không ai đề cập đến chuyện này nữa, lại càng không dám luyện. Người của Thiếu Lâm cũng kiêng kỵ Triệu Khuông Dận mà cũng không dám tập. Từ đó bộ võ này dần thất truyền. 

Hy vọng rằng những thông tin trên đây đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan về hoàng đế Tống Thái Tổ, vị hoàng đế vĩ đại trong lịch sử Trung Quốc.

Nguồn: Tổng hợp