Theo bạn Tào Tháo là kẻ “gian hùng” hay là người anh hùng? Cho tới nay, các chuyên gia về Tam Quốc của Trung Quốc vẫn còn đang “bất phân thắng bại” ở đề tài này, cho dù dường như các bên đều thừa nhận Tào Tháo là một vĩ nhân lỗi lạc.
Có thể nói cuộc đời Tào Tháo là một cuộc đời truyền kì, ông đã để lại rất nhiều câu danh ngôn, trong đó có 5 câu nói vô cùng nổi tiếng, có thể làm được 2 điều là đã có thể thành danh thiên hạ, tiếc rằng điều thứ nhất lại có rất ít người có thể làm được.
Tào Tháo là một chính trị gia xuất sắc, nhà chiến lược quân sự, nhà văn, và nhà thư pháp ở cuối triều đại Đông Hán. Ông là người sáng lập ra triều đình Tào Ngụy trong thời kỳ Tam Quốc.
Tào Tháo tiêu diệt các thế lực cát cứ như Viên Thiệu Viên Thuật, Lữ Bố, Lưu Biểu, Mã Siêu, Hàn Toại… cơ bản thống nhất khu vực phía Bắc Trung Quốc, thi hành các chính sách hiệu quả, khôi phục sản xuất kinh tế và ổn định xã hội, Hán Hiến đế niệm công lao, phong ông làm Ngụy công.
Kiến An năm thứ 21, tức năm 216, ông được phong làm Ngụy Vương, chức vị trên các chư hầu. Kiến An năm thứ 25, tức năm 22, Tào Tháo mất vì bệnh tại thành Lạc Dương, hưởng thọ 66 tuổi.
Có thể nói cuộc đời Tào Tháo là một cuộc đời truyền kì, ông đã để lại rất nhiều câu danh ngôn, trong đó có 5 câu nói vô cùng nổi tiếng, có thể làm được 2 điều là đã có thể thành danh thiên hạ, tiếc rằng điều thứ nhất lại có rất ít người có thể làm được.
Câu thứ 1. Ninh giáo ngộ phụ thiên hạ nhân, hưu khiếu thiên hạ nhân phụ ngộ
Tào Tháo được người đời nhận xét là là “năng thần trị thế, loạn thế gian hùng”, vì vậy, ông không hoàn toàn là một người quang minh chính đại. Tào Tháo là người, ông cũng không hoàn hảo, là người, tất nhiên có dục vọng và lỗi lầm của một con người.
Trong khi rất nhiều người đối diện với sai lầm, lựa chọn trốn tránh hoặc sợ hãi, thì Tào Tháo lại ngược lại, ông lựa chọn đối mặt, thừa nhận và đối mặt.
“Phụ” ở đây có một tầng giải thích khác, nghĩa là gánh vác, đảm nhiệm, câu nói “thà là để ta phụ thiên hạ, chứ không để người trong thiên hạ phụ ta” còn có một lớp nghĩa khác đó là thà ta gánh vác cả thiên hạ, gánh vác cho mọi người khắp thiên hạ, cũng không để người trong thiên hạ gánh vác cho ta, gánh trách nhiệm vì ta.
Tào Tháo tuy làm thần tử có khuất tất, bị người trong thiên hạ mắng mỏ, nhưng ông cũng chính là người đã chấm dứt thời kỳ loạn lạc ở phía bắc, để bách tính trong thiên hạ an cư lạc nghiệp, tham vọng gánh vác cả thiên hạ của Tào Tháo cũng từ đó đã được hiện thực.
Câu thứ 2. Đối tửu đương ca, nhân sinh kỉ hà
Đây là một câu thơ trong tác phẩm “Đọan ca hành” do Tào Tháo tự sáng tác. Vào thời điểm đó, ông đã thống nhất được vùng Giang Bắc, đồng thời lên kế hoạch tiến về phía nam để hoàn thành sự nghiệp thống nhất Trung Nguyên vĩ đại của mình.
Khi cùng cấp dưới đang uống rượu vui vẻ, ông tình cờ viết lên câu thơ, bày tỏ khát vọng của mình, uống rượu ngon nghe ca hát, đời người được mấy lần như vậy.
“Nhân sinh kỉ hà”, ý muốn nói đời người có hạn, không chỉ đơn thuần nói lên mong muốn được tận hưởng những tháng ngày rảnh rỗi ngồi uống rượu đối ẩm, mà còn muốn nhắc nhở mọi người cần kịp thời kiến công lập nghiệp.
Thực ra, tôi luôn tin vào câu nói, mỗi một việc bạn làm ngày hôm nay, một lúc nào đó thời gian sẽ cho bạn câu trả lời. Khi bạn lựa chọn an nhàn ở tuổi đôi mươi, thứ mà sau này thời gian trả lại cho bạn sẽ là sự nghèo nàn, sự phụ thuộc, xin xỏ người khác.
Bạn lựa chọn thức đêm, lướt điện thoại, lãng phí thời gian vào toàn những chuyện không đâu ở tuổi đôi mươi, thứ mà thời gian sau này trả cho bạn sẽ là nhất sự bất thành. Bạn lựa chọn ăn đủ các loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe ở tuổi đôi mươi, thời gian sẽ trả lại cho bạn một sức khỏe không đâu vào với đâu.
Trong cuốn “Sắt thép làm sao để luyện thành” có một câu như sau: “Thứ đáng quý nhất của con người là sinh mệnh. Nó chỉ cho chúng ta một lần. Con người, sống ở đời nên sống sao cho khi nhìn lại quá khứ của mình, anh ta không hối tiếc vì những chuyện đã trải qua, hay xấu hổ vì không làm gì cả. “
Câu thứ 3. Lão kí phục lịch, chí tại thiên lí
Đây là câu thơ trong tác phẩm “Quy tuy thọ” của Tào Tháo, ý muốn nói, thiên lý mã tuy đã già chỉ có thể nằm trong chuồng ngựa, nhưng ý chí và tham vọng của nó vẫn có thể rong ruổi vạn dặm đường.
Những người có tham vọng lớn sẽ không vì tuổi tác mà bó hẹp mình. Tào Tháo tự so sánh mình với một con thiên lý mã (giống ngựa tốt nhất trong các loài ngựa), ý chỉ dù mình đã già, nhưng tinh thần và ý chí của mình thì vẫn luôn trong trạng thái phi nước đại.
Ông nói, người có ý chí, tham vọng lớn lao, muốn làm nên nghiệp lớn, dù tuổi có cao tới đâu thì tham vọng của họ cũng sẽ không bao giờ chìm xuống, việc theo đuổi những lý tưởng lớn lao cũng sẽ không bao giờ dừng lại!
Câu thứ 4. Long năng đại năng tiểu, năng thăng năng ẩn, đại tắc hưng vân thổ vụ, tiểu tắc ẩn giới tàng hình, thăng tắc phi đằng vu vũ trụ chi gian, ẩn tắc tiềm phục vu ba đào chi nội, long thừa thời chi biến hóa, khả bỉ thế chi anh hùng
Đây là lời Tào Tháo nói trong lúc cùng Lưu Bị uống rượu luận anh hùng, đại ý muốn nói, rồng có thể biến hóa to nhỏ, có thể bay vút lên trời cao cũng có thể ẩn mình. Lúc rồng biến to, có thể khiến đất trời nổi mây mù, lúc biến nhỏ lại có thể ẩn trong một cái vỏ nhỏ khiến người đời không trông thấy.
Lúc rồng bay lên trời, chúng ta có thể nhìn thấy nó bay lượn giữa vũ trụ, ngược lại lúc ẩn mình lại ẩn nấp trong những con sóng lớn.
Con người sống ở đời, muốn nên nghiệp lớn, kiểu tinh thần “có co có duỗi”, “thoắt ẩn thoắt hiện” này là vô cùng quan trọng. “Co lại”, không phải là sự tự ti và hèn nhát sau thất bại; “duỗi ra”, không phải là sự ngạo mạn và huênh hoang sau khi chiến thắng; mà đây là một loại trí tuệ, tránh những đòn tấn công không cần thiết, chờ đợi chớp lấy thời cơ để hành động.
Đây đồng thời cũng là một loại tâm thái, một tâm thái tự tin, không sợ hãi luôn tiến về phía trước.
Câu thứ 5. Sắc lịch nhi đản bạc, hảo mưu nhi vô đoạn, can đại sự nhi tiếc thân, kiến tiểu lợi nhi máng mệnh, phi anh hùng dã
Đây là câu nói Tào Tháo dùng để hình dung Viên Thiệu, muốn nói Viên Thiệu bề ngoài trông thì lợi hại, rất uy vũ, nhưng thực ra gan lại vô cùng nhỏ. Gặp vấn đề luôn chần chừ lưỡng lự, không thể dứt khoát đưa ra quyết định.
Làm đại sự lúc nào cũng chỉ nghĩ tới cái mạng của mình trước, sợ hãi không dám manh động. Gặp lợi ích nhỏ lại không màng tất cả tranh giành cho bằng được, không biết động não, đó không phải là anh hùng.
Đã là bậc trượng phu, sống ở đời ai chẳng mong gầy dựng được cho mình một bá nghiệp, nhưng muốn nên được nghiệp lớn ắt phải sở hữu cho mình một uy rồng thực sự, chứ không phải bên ngoài trông thì giống rồng nhưng bên trong thực chất lại chỉ là một con thỏ đế.
Người làm việc lớn phải là người quyết đoán, tầm nhìn xa trông rộng, mưu chuyện là mưu lâu dài, chứ không phải có tầm nhìn “ếch ngồi đáy giếng”, trông thấy tí lợi lộc liền nhắm mắt đâm đầu vào làm mà không suy nghĩ gì.
Gặp chuyện không được quá hấp tấp vội vàng, phải bình tâm lại, dùng cái đầu suy nghĩ, xem xét lại bản thân, làm được như vậy mới dễ lập thân ở xã hội ngày nay.
Theo Trí thức trẻ