Khét tiếng là đối thủ đáng sợ nhất của thần Zeus, Typhon với sức mạnh hỗm mang của mình đã tạo nên một cuộc quyết chiến với thần Zeus gây chấn động thế gian. Vua của các vị thần như thần Zeus với quyền năng vô biên cũng đã gần như bị đánh bại bởi Typhon. Cái ác gần như đã chiến thắng, vậy điều gì đã lật ngược thế cờ?
Nguồn gốc Thiện và Ác
Theo Thần thoại của người Hy Lạp thì sau khi Hỗn Độn phân chia ra Trời và Đất, các vị Thần nguyên thủy lần lượt xuất hiện, trong đó Thần Uranus nắm quyền cai trị Thiên Đường. Tuy nhiên Uranus đã bị người con trai tàn ác của mình là Cronus giết chết để cướp ngôi. Nhưng rồi thì Cronus cũng phải nhận lấy quả báo tương tự: ông bị con út của mình là Zeus đánh bại và bị đày vào Địa Ngục Tartarus.
Sau khi lật đổ Cronus, Thần Zeus cùng với 5 người anh em của mình thiết lập một trật tự mới cho vũ trụ, với Thiên Đường xây dựng trên đỉnh Olympus.
Việc Cronus bị đánh bại là điều đã được tiên tri từ sớm bởi các vị Thần nguyên thủy, bởi Thiên lý không cho phép một kẻ tàn bạo như ông ta nắm quyền cai quản thế giới Thần, hơn nữa ông ta cần chịu tội khổ trong Địa Ngục Tartarus vì những chuyện ác đã gây ra. Đây là điều được số đông chấp nhận, nhưng vẫn có những kẻ phản đối. Mà kẻ phản đối lớn nhất chính là Typhon.
Typhon tuyên chiến với thần Zeus
Nhắc tới Typhon, đây là một quỷ thần vô cùng đáng sợ. Đáng sợ đến mức nào? Nếu Zeus được gọi là đấng phụ vương của chư Thần, thì Typhon chính là đấng phụ vương của các quái vật!
Sở dĩ nói vậy là vì những đứa con do Typhon sinh ra đều là những con quái vật khủng khiếp khét tiếng: từ con chó ngao ba đầu Cerberus của Thần Hades, con quái vật Chimera với hình dạng khủng khiếp đầu sư tử mình dê đuôi rồng, con sư tử Nemea với bộ lông cứng như sắt không thể bị bất cứ binh khí nào làm tổn hại, cho đến con rắn tám đầu Hydra từng gây bao khó khăn cho người anh hùng Heracles. Chỉ từ điểm này cũng có thể tưởng tượng ra hắn đáng sợ đến mức nào.
Hình dạng của Typhon càng đáng sợ hơn. Typhon có thân hình rất to lớn, với hàng trăm cái đầu rắn và đầu rồng trên cổ, mỗi con mắt mỗi cái miệng đều có thể phun ra lửa, hơn nữa khắp người nó đều có thể thổi lên những cơn bão khủng khiếp mang theo chất kịch độc.
“Với hình dạng và sức mạnh của hắn, Typhon dường như vượt trội hơn tất cả những thực thể khác trên thế giới. Đầu hắn có một trăm con rắn, mỗi con lại phát ra âm thanh của một loài thú khác nhau. Mắt Typhon lóe lên ánh sáng đỏ, làm kinh sợ bất cứ ai nhìn vào, dưới bộ râu xồm xoàm lại là một cái miệng thở ra lửa. Trên người Typhon là hàng trăm cái cánh, tay hắn thì vươn dài từ Đông sang Tây, bàn tay có thể biến thành một cái đầu rồng đáng sợ.” – Học giả Apollodorus mô tả
Typhon tấn công đỉnh Olympus và tuyên chiến với Thần Zeus, yêu cầu Zeus phải ngay lập tức thả Cronus ra khỏi Địa Ngục Tartarus và giao lại Thiên Đường cho Cronus cai trị. Có lẽ vì Typhon tin vào điều mà Cronus hứa hẹn: xây dựng một “thời đại hoàng kim”. Đó là thời đại mà mọi người đều bình đẳng như nhau, không phân sang hèn giàu nghèo, của cải và lương thực được chia đều cho tất cả. Tuy nhiên điều ấy không thực tế, Cronus hoàn toàn dùng lời bịa đặt về thời đại ấy để lừa người.
Thần Zeus không thể chấp nhận yêu cầu vô lý của Typhon, nên một trận chiến vô cùng kịch liệt đã diễn ra. Sức mạnh của Typhon không hề thua kém gì Zeus, tên quỷ thần dùng ngọn lửa độc của mình thiêu cháy Thần điện, muốn nhấn chìm đỉnh Olympus thiêng liêng trong biển lửa. Thậm chí cả các vị Thần cũng phải tránh đi vì sự đáng sợ của ngọn lửa ấy.
Hắn có thể sủa như chó, hót như chim, rú như sói, rống như bò, kêu như dê, gầm như sư tử… Chỉ dang hai tay ra là tưởng như Typhon có thể ôm được cả châu Âu, châu Á vào lòng. Đầu của Typhon không phải là đầu người mà là một trăm cái đầu rồng, đầu rắn tua tủa, ngoằn ngoèo, quằn quại, lúc nào cũng lăm le như muốn quấn, muốn siết lấy ai. Có chuyện lại kể, đó là những ngón tay của Typhon. Typhon lại có cánh để bay khắp mọi nơi.
Cả mắt cả miệng đều có thể phun ra lửa, những ngọn lửa có lưỡi dài hung tợn có thể liếm băng mọi thứ trên đời. Mình Typhon là một lớp vẩy cứng, lớp vẩy mà ngày nay chúng ta có thể thấy ở loài bò sát như con kỳ đà, cá sấu.
Typhon rất hung hăng và táo tợn, đâu đâu hắn cũng có thể sục sạo, luồn lách, len lỏi đến, cho nên hắn rất kiêu căng, ngang ngược. Sự thật đáng buồn, không lấy gì làm vẻ vang rằng các vị thần Olympus đã khiếp sợ, song lại không thể che giấu được. Các vị đã đối phó bằng cách cao chạy xa bay thẳng một mạch sang tận Ai Cập.
Riêng Thần Zeus vẫn không sợ sệt gì, là đấng phụ vương của Thần thì không có gì khiến ngài phải sợ.
Typhon phóng lửa thiêu đốt hết mọi vật xung quanh. Zeus liên tiếp đánh trả bằng những đòn sét đánh. Typhon phóng lửa, ném đá thì Zeus cũng ném đá, phóng lửa. Khói bụi mù mịt. Đất run lên và giật giật từng cơn. Trời vùng vẫy, giãy giụa trong màn hơi nóng dày đặc bốc lên cuồn cuộn. Biển thì nóng sôi lên sùng sục. Sông lớn, sông nhỏ đều cạn nước.
Thần Hadès ở tận thế giới ngục tù sâu thẳm, dưới lòng đất cũng run lên vì sợ hãi quá chừng. Cả đến thần Cronos và các Titan cũng nhớn nhác, lo âu
Thần Zeus giáng lại cho Typhon những tia sét đầy uy lực. Hai sức mạnh khổng lồ giao tranh kịch liệt trong nhiều ngày vẫn không phân thắng bại. Cuối cùng hắn có vẻ hơi đuối sức hơn, bị Zeus đánh trúng một đòn nặng, nó lảo đảo ngã xuống.
Typhon đã lật ngược tình thế
Trong một đòn ác hiểm, Zeus giáng một nhát sét ầm vang xuống và thấy Typhon loạng choạng rồi ngã gục. Zeus bèn tiến lại gần định để bắt sống Typhon hoặc để bồi cho hắn một đòn nữa, kết thúc thắng lợi cuộc giao tranh.
Thần Zeus cho rằng kẻ thù đã bị đánh bại nên dừng tay. Nào ngờ Typhon chỉ bị thương nhẹ, nó bất ngờ bật dậy và giáng liền mấy đòn ngay lúc Thần Zeus không phòng bị. Thần Zeus ngã xuống, Typhon không dám chủ quan, nó vội vàng rút lấy hết gân tay và gân chân của ngài.
Typhon không giết được Zeus vì ngài vốn bất tử, nhưng nó có thể yên chí vì một khi đã bị rút hết gân tay gân chân thì ngài không thể thi triển quyền năng của mình được nữa. Typhon đã quật ngã Zeus, đây là việc mà trước đó và cả sau này cũng không có chiến binh hay Thần linh nào làm được.
Bằng cách làm ấy, lóc hết dây gân, Typhon biến Zeus thành một vị thần vô dụng, sống cũng như chết, không cử động được. Bây giờ thì chẳng còn phải đề phòng gì nữa, Typhon vác ngay Zeus lên vai đem về ném vào một cái hang hẻo lánh ở tận đảo Sicile.
Tiếp đó Typhon đem những dây gân lóc được ở người Zeus ra bỏ vào một miếng da gấu bọc kín lại rồi giao cho con rồng Delphesnée canh giữ. Thế là hắn có thể yên chí với thắng lợi của mình, một thắng lợi mà theo hắn là vĩnh viễn, là không thể nào xoay chuyển được. Chỉ còn mỗi một việc giải thoát các Titan nữa là xong nhiệm vụ với Gaia.
Tên quỷ thần hung ác giam Thần Zeus lại và yêu cầu ngài phải đáp ứng thả Cronus cùng đội quân Titan của ông ta ra khỏi Địa Ngục Tartarus, vì chỉ khi có sự đồng ý của Zeus thì điều đó mới được thực hiện.
Nhưng Zeus một mực từ chối, kể cả khi Typhon hứa sẽ trả lại bộ gân cho ngài nếu ngài đồng ý. Hơn ai hết, Zeus hiểu được tai họa mà thế giới phải đối diện khi Cronus tự do, ngài không thể thỏa thuận với ác quỷ. Typhon nhất thời hoang mang vì không tìm ra cách gì.
Hai người con của Zeus là Thần Hermes và Thần Pan, trước tình cảnh nguy ngập này đã thảo luận với nhau, họ quyết định dùng âm nhạc để lừa Typhon giao ra bộ gân của Zeus. Hermes dùng cây đàn lia, còn Pan thì thổi sáo, hai âm thanh mỹ diệu bậc nhất trên đời cùng quyện vào nhau làm Typhon, dù là một quỷ thần hung ác, cũng phải mê mẩn.
Hermès và Pan lên đường. Hai người đem theo cây đàn lia và ống sáo. Họ lần tìm đến chỗ Typhon và gảy lên những tiếng đàn thánh thót êm ái. Lần đầu tiên trong đời, gã quỷ thần Typhon được nghe tiếng đàn. Hắn say mê, ngây ngất tưởng chừng như được thưởng thức rượu nho của thần Dionysos pha với mật ong vàng. Bỗng dưng Hermès và Pan ngừng lại, thở dài:
– Chà, thật đáng tiếc! Cây đàn này tồi quá, đến phải vứt nó đi thôi. Biết thế này, chúng tôi sẽ làm một cây đàn thật tuyệt diệu để đến đây chúng ta cùng thưởng thức thì có phải hay biết bao không!
– Sao? – Typhon hỏi lại. – Có thể làm được một chiếc đàn tuyệt diệu hơn chiếc này ư?
– Làm được chứ! Nhưng phải cái hơi khó.
– Khó những gì các bạn cứ nói đi, ta sẽ giúp đỡ.
– Phải tìm được gân của một vị thần làm bộ dây thì mới được. Tiếng đàn sẽ trong trẻo, ấm cúng, thánh thót khác thường, sẽ hay gấp muôn nghìn lần thứ tiếng đàn anh vừa nghe.
Typhon lập tức giao bộ gân của Thần Zeus ra, quả nhiên khi Hermes dùng bộ gân ấy làm dây đàn thì giai điệu càng quyến rũ hơn nữa. Typhon nghe say mê đến mức ngủ quên lúc nào không hay.
Đến khi nó thức dậy thì cục diện đã thay đổi! Thần Zeus đã được gắn lại bộ gân, ngài đứng một cách uy vũ và trang nghiêm trên cỗ xe ngựa có cánh, xung quanh là muôn vạn tia sáng rực rỡ, khiến hàng trăm hàng ngàn con mắt của Typhon đều đau đớn vô cùng.
Typhon điên cuồng phóng lửa độc, nhưng lần này vô ích. Ngọn lửa không thể xuyên qua được vầng sáng phủ xung quanh Thần Zeus. Biết tình hình nguy ngập, tên quỷ thần bỏ chạy. Thần Zeus giáng liên tiếp mấy tia sét vào nó, khiến nó đau đớn gầm rú liên hồi.
Đến đòn quyết định, Thần Zeus dùng cả ngọn núi Etna đè lên người Typhon, khiến nó không thể cựa quậy được và phải chịu chết. Tuy đã chết, nhưng ngọn lửa Typhon để lại cũng đủ biến Etna thành núi lửa, tới nay vẫn còn gây thiệt hại cho loài người.
Sau khi Typhon chết, đương nhiên Thần Zeus đã giam linh hồn của nó vào Địa Ngục Tartarus cùng với Cronus và các Titan hung ác. Đây cũng là kết quả tất yếu Typhon phải nhận lấy sau khi làm náo loạn cả thế gian lẫn Thiên Đường.
Thế nhưng cuộc đời của Typhon chưa hết. Ở dưới địa ngục, Typhon kết duyên với một quái vật nửa phụ nữ, nửa rắn tên là Échidna. Về dòng dõi của quái vật này, người thì bảo mụ là con của Gaia với thần Biển-Pontos.
Cái ác do ma quỷ giật dây có thể rất hung hãn và hùng mạnh, thậm chí dường như có những lúc đã thắng thế so với cái Thiện của các vị Thần, điều này làm nhiều người mờ mắt mà tin vào tà thuyết “Đạo cao một thước ma cao một trượng”.
Tuy nhiên đến sau cùng, Thần nhất định sẽ diệt trừ được ma quỷ. Chỉ là không biết những người u mê đang chạy theo cái ác và ma quỷ kia, trước thời khắc ấy có kịp tỉnh ngộ hay không?
Tổng hợp