Sự nghiệp kinh doanh đầy ngưỡng mộ của Cristiano Ronaldo: Không đá bóng vẫn giàu sụ

cầu thủ có xuất thân nghèo khó, trải qua nhiều thử thách, khổ luyện, Cristiano Ronaldo đã đứng trên đỉnh cao sự nghiệp khi trở thành siêu sao bóng đá thành công bậc nhất thế giới cùng công việc kinh doanh, đầu tư “không phải dạng vừa đâu”.

Vừa qua, Manchester United đã chiêu mộ thành công cầu thủ Cristiano Ronaldo. Thương vụ này thu hút nhiều sự quan tâm của người hâm mộ. Thậm chí, trang web của Manchester United đã bị “sập” sau thông tin bất ngờ trên. Theo The Guardian, CLB Manchester United sẽ trả cho Juventus 20 triệu euro, cộng thêm 3 triệu euro phụ phí tùy vào thành tích của Ronaldo để có được sự phục vụ từ CR7.

Mức lương cao bậc nhất làng bóng đá thế giới

Sự nghiệp kinh doanh đáng ngưỡng mộ của Cristiano Ronaldo: Không đá bóng cũng giàu sụ

Theo trang Football Transfers, trong đầu năm 2021, tài sản ròng của Ronaldo vào khoảng 500 triệu USD, tương đương 425 triệu euro và 362 triệu bảng Anh. Con số này cao hơn đại kình địch Messi khoảng 100 triệu USD và gấp đôi so với Neymar.

Theo Forbes, thu nhập của CR7 đã tăng mạnh trong năm 2021. Tuy nhiên, Ronaldo vẫn kiếm được ít tiền hơn Messi vào năm 2020 một chút. Cụ thể, năm ngoái, CR7 kiếm được 117 triệu USD, chỉ thấp hơn 9 triệu USD so với tổng thu nhập của Messi.

Với mức thu nhập 117 triệu USD trong năm 2020, siêu sao người Bồ Đào Nha nhận 9,75 triệu USD mỗi tháng và 2,25 triệu USD mỗi tuần. Mỗi ngày, ​​Ronaldo kiếm được khoảng 320.000 USD. Chi tiết hơn nữa, CR7 có mức lương mỗi giờ là 13.000 USD. Điều đó đồng nghĩa anh ấy kiếm được 215 USD mỗi phút và khoảng 3,60 USD mỗi giây.

Những hợp đồng quảng cáo béo bở

Bên cạnh bản hợp đồng giá trị 70 triệu USD với CLB Juventus, CR7 còn có nhiều khoản thu nhập khổng lồ khác từ việc kinh doanh, đại sứ thương hiệu cho các công ty lớn trên thế giới. Trong đó, Nike được xem là nhà tài trợ nổi bật hàng đầu, hãng đã trả cho Ronaldo hơn 20 triệu USD mỗi năm.

Ronaldo đã ký hợp đồng trọn đời với Nike vào năm 2016. CR7 là vận động viên thứ ba làm được điều đó sau những gã khổng lồ trong làng bóng rổ Michael Jordan và LeBron James.

Bên cạnh đó, Ronaldo còn được các nhãn hàng lớn khác như dầu gội Clear, Unilever, Altice, Herbalife, DAZN, MTG và Abbott… bắt tay để quảng bá hình ảnh. Hiện tại, Ronaldo kiếm được khoảng 45 triệu USD mỗi năm từ việc kết hợp với các công ty trên.

Ronaldo mở rộng kinh doanh

Cristiano Ronaldo là một trong những cầu thủ vĩ đại nhất lịch sử. Tuy nhiên, CR7 hiểu rõ anh không thể sống mãi với nghề bóng đá. Thực tế, Ronaldo đã 36 tuổi và ngày anh treo giày đang đến rất gần.

Ý thức được điều này, siêu sao người Bồ Đào Nha kinh doanh từ khá sớm. Tới lúc này, những gì Ronaldo làm được bên ngoài sân cỏ thật sự ấn tượng.

Anh tiếp tục mở rộng kinh doanh, chuẩn bị khai trương trung tâm cấy ghép tóc thứ hai ở Marbella, Tây Ban Nha.

Mạnh dạn đầu tư

Rất ít ngôi sao thể thao có sự nhạy bén trong mảng kinh doanh như Ronaldo. Tờ Marca ước tính siêu sao người Bồ Đào Nha có doanh thu lên đến 1 tỷ euro mỗi năm.

Ronaldo hiện đứng ở vị trí thứ 3 với tư cách là ngôi sao thể thao giàu có nhất, sau Conor McGregor và Lionel Messi. Tuy nhiên Ronaldo sở hữu nhiều tài sản nhất nhờ đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh khác nhau.

Sự nghiệp kinh doanh đáng ngưỡng mộ của Cristiano Ronaldo: Không đá bóng cũng giàu sụ

Ronaldo đã lựa chọn đa dạng hóa các khoản đầu tư. Gần đây, anh mạnh dạn đầu tư vào ngành công nghiệp cấy tóc. Theo AS, sắp tới Ronaldo chuẩn bị mở trung tâm cấy ghép tóc thứ hai ở Marbella, Tây Ban Nha.

Trung tâm mới này sẽ có diện tích 4.000 m2, với 100 chuyên gia và 15 phòng cấy ghép chuyên dụng. Trung tâm cấy tóc đầu tiên của Ronaldo mở cửa vào năm 2019 tại Madrid, thủ đô của Tây Ban Nha.

Đó là thời điểm Ronaldo quyết rót 50% vốn đầu tư vào công ty Insparya. Chân sút người Bồ Đào Nha giao quyền điều hành cho cô bạn gái Georgina Rodriguez.

Trung tâm tại Madrid của Ronaldo vốn thu hút hơn 6.000 khách hàng. Chi phí cho một lần cấy ghép tóc rơi vào khoảng 4.000-7.000 bảng.

Hiện tại, anh có 10 trung tâm cấy ghép tóc trên toàn thế giới. Doanh nghiệp này hiện được Forbes định giá con số khổng lồ, lên tới 85 triệu bảng.

Chia sẻ về quyết định đầu tư vào ngành công nghiệp cấy ghép tóc, Ronaldo cho hay: “Rụng tóc là vấn đề rất lớn ở châu Âu và trên toàn thế giới. Chúng tôi muốn giúp mọi người nâng cao lòng tự trọng và không cảm thấy xấu hổ khi đến với chúng tôi”.

Bản thân Ronaldo từng khẳng định anh sẵn sàng cấy tóc – như Wayne Rooney và David Silva – nếu thấy cần thiết.

Biểu tượng của Bồ Đào Nha thừa nhận: “Tất nhiên tôi sẽ làm nếu nghĩ điều đó là cần thiết. Hình ảnh của một người là công cụ thiết yếu để mang lại thành công. Đối với tôi, đó là điều cơ bản nhất”.

Đa dạng kinh doanh

Đó chỉ là một trong số dự án mới nhất trong chuỗi các dự án kinh doanh lâu dài của Ronaldo – người vốn sở hữu chuỗi khách sạn, nhà hàng và thậm chí cả dòng đồ lót của riêng mình.

Tiền đạo người Bồ Đào Nha sở hữu một thương hiệu đồ lót mang tên CR7 Underwear, cũng như không ngần ngại đầu tư vào thị trường chăn ga gối đệm.

Sự nghiệp kinh doanh đáng ngưỡng mộ của Cristiano Ronaldo: Không đá bóng cũng giàu sụ

Theo IP Address Manager (IPAM), thương hiệu của Ronaldo đã đạt giá trị khoảng 102 triệu euro. Ronaldo đầu tư vào chuỗi khách sạn trên khắp thế giới, đặc biệt là ở Madrid.

Khách sạn Pestana trên phố Gran Via ở Madrid có 168 phòng trải rộng trên 10 tầng, với phòng tập thể dục, các chương trình đào tạo và các hoạt động thể thao khác.

Đây là khách sạn đầu tiên mang phong cách “Pestana CR7” xuất hiện bên ngoài lãnh thổ Bồ Đào Nha, sau những khách sạn được xây dựng ở Lisbon và Funchal.

Ronaldo dự kiến mở các cơ sở kinh doanh liên quan đến khách sạn trong vài tháng tới ở nhiều nơi khác như New York (Mỹ), Marrakech (Morocco), Paris (Pháp) và Manchester (Anh).

Ronaldo còn tham gia vào các công ty đầu tư vốn biến đổi trị giá 14 triệu euro, cũng như một số doanh nghiệp đa quốc gia như Apple và Volkswagen. Ronaldo còn quyết định đầu tư mua một công ty hàng không chuyên cho thuê máy bay.

Rõ ràng, Ronaldo đang tận dụng thế mạnh là thương hiệu CR7 để tạo ra nhiều dòng sản phẩm, giúp mang lại lợi nhuận khổng lồ ngoài việc chơi bóng. Tham vọng làm giàu của Ronaldo đáng ngưỡng mộ.

Trên sân cỏ, Ronaldo là hình mẫu chuyên nghiệp để các cầu thủ trẻ noi theo. Ngoài đời, Ronaldo đi đầu trong việc tạo nên xu hướng cầu thủ bóng đá làm kinh doanh.

Đối với Ronaldo, việc ngự trị trên ngai vàng bóng đá là chưa đủ. Tham vọng của siêu sao 36 tuổi lớn hơn nhiều. Không ngạc nhiên nếu một ngày nào đó, Ronaldo nổi tiếng trong giới kinh doanh.

Sự nghiệp kinh doanh đáng ngưỡng mộ của Cristiano Ronaldo: Không đá bóng cũng giàu sụ

Hoạt động từ thiện

Ronaldo còn được biết đến là cầu thủ có nhiều hoạt động từ thiện. Năm 2015, CR7 được trao giải thưởng ngôi sao thể thao làm từ thiện nhiều nhất. Kình địch của Messi đã quảng bá và hỗ trợ tài chính cho các tổ chức từ thiện lớn như UNICEF, World Vision và Save the Children.

Theo trang Goal, CR7 đã tặng số tiền thưởng vô địch Champions League 2016 trị giá 600.000 euro cho một tổ chức phi chính phủ. Ngoài ra, Ronaldo đã quyên góp tiền cho một bệnh viện điều trị ung thư ở Bồ Đào Nha.

Khối tài sản biệt thự, siêu xe đồ sợ

Sự nghiệp kinh doanh đầy ngưỡng mộ của Cristiano Ronaldo: Không đá bóng vẫn giàu sụ

Sở hữu mức thu nhập lớn, CR7 “không ngại sưu tập” những căn hộ sang trọng và hàng loạt siêu xe đắt đỏ. Ronaldo sở hữu một dinh thự lớn ở Alderley Edge khi chơi cho Manchester United. Sau khi đầu quân cho Real Madrid, siêu sao người Bồ Đào Nha đã mua một biệt thự với giá gần 7 triệu euro ở khu phố La Finca.

Năm 2018, CR7 gia nhập Juventus và sở hữu thêm hai biệt thự liền kề ở Turin có phòng tập thể dục riêng và hồ bơi. Ngoài ra, Ronaldo còn có khu nghỉ dưỡng ở Costa del Sol. Ngôi nhà chính của CR7 ở Madeira trị giá gần 10 triệu USD.

Theo The Sun, Ronaldo cũng là một người đam mê sưu tập xe với một gara trị giá 22 triệu euro gồm những cái tên nổi tiếng như Bugatti Chiron, Bugatti Veyron, Mercedes G-Class Brabus, Lamborghini Aventador và Ferrari F12. Đáng chú ý nhất là mẫu xe Bugatti Centos Dieci chỉ 10 chiếc trên thế giới và được định giá gần 12 triệu USD.

Năm 2015, Ronaldo đã mua một chiếc máy bay phản lực riêng có tên Gulfstream G200 với giá hơn 27 triệu USD. CR7 thường xuyên sử dụng nó cho các chuyến đi vòng quanh châu Âu. Ngoài ra, siêu sao bóng đá người Bồ Đào Nha còn mua một siêu du thuyền để tăng danh mục tài sản của mình. Du thuyền có nội thất sang trọng, sáu phòng tắm, cùng với các khu vực tiếp khách, bếp và giải trí hiện đại.

Tổng hợp