Marie Curie – Câu chuyện cuộc đời phi thường của nữ bác học đầu tiên thế giới

Khi nhắc đến nhà bác học, ai cũng nghĩ ngay đó sẽ là đàn ông. Nhưng bài viết hôm nay xin giới thiệu đến một nữ bác học đầu tiên được nhận giải Nobel trên thế giới. Với 2 lần vinh danh, nữ bác học Marie Curie đã giúp cho tầng lớp phụ nữ có thể tự tin sống với chính mình. Lúc này, vấn nạn “trọng nam khinh nữ” vẫn đang tồn tại ở chế độ xã hội cũ. Những gì mà Marie Curie đạt được, chắc chắn là động lực lớn giúp chị em phụ nữ noi gương, học tập.

Những thành tích đáng nể của Marie Curie

Marie Curie rất có tài năng, bà đã tham gia nghiên cứu các chất về phóng xạ. Với sự chịu khó tìm tòi của mình, bà khám phá ra neutron của Sir James Chadwick cùng với tính phóng xạ nhân tạo của Irène và Fréderic Jolio Curie. Các công trình lớn lao đó, nữ bác học Curie nhận luôn 2 giải thưởng Nobel lừng danh thế giới.

Với những thành tựu đó, đây được xem là “bàn đạp” giúp Marie Curie hăng hái tham gia vào nghiên cứu lý học, hóa học, tất cả liên quan đến các chất phóng xạ.

Marie Curie – Câu chuyện về nữ bác học đầu tiên thế giới

Đôi nét về thời niên thiếu bà Marie Curie

Mẹ bị bệnh lao phổi-thiếu tình thương của mẹ

Marie Curie tên thật là Maria Sklodowska, sinh ngày 7/11/1867 tại thủ đô Warsaw, Ba Lan, là con gái út trong một gia đình có 5 anh chị em, bố mẹ đều là giáo viên. Khi còn nhỏ, Marie được đánh giá là một bé gái thích tò mò, sáng dạ và xuất sắc ở trường. Bi kịch xảy đến với gia đình khi người mẹ qua đời vì bệnh lao phổi, lúc Marie mới 11 tuổi.

Lúc này, bà Curie cũng chỉ là một đứa trẻ. Độ tuổi thơ ngây, trong sáng và cần mẹ nhất, không cảm nhận tình thương của mẹ nên tuổi thơ không còn cảm thấy vui vẻ. Lúc này, chị gái của Curie phải thay mẹ chăm sóc em. Không chỉ thích nghe những câu chuyện cổ tích, mà Marie Curie luôn đến nhìn ngắm tủ đựng dụng cụ khoa học của cha mình. Những ống nghiệm, tiểu ly, cục đá địa chất hay đến phong vũ biểu…giúp cho bà có thêm hành trang theo đuổi nghề nghiệp sau này.

Đất nước trong cảnh lầm than-chiến tranh tàn khốc

Năm 1872, đất nước Ba Lan đang chiến tranh bởi các đế quốc Nga, Đức, Áo. Nước Ba Lan thất bại dưới sự giật dây của Nga. Việc bóc lột tài sản, sức người, thống trị bởi bọn đế quốc khiến cho quê hương của cô bé Marie Curie mới chỉ 5 tuổi phải sống trong cảnh nô lệ. Chính sách và đường lối giáo dục lúc này rất độc ác, tàn nhẫn. Bọn đế quốc đưa các biện pháp và chính sách ngu dân đổ lên đầu người dân Ba Lan.

Giai đoạn này, khoa học và triết học tại các nước châu Âu phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, tư tưởng Auguste Darwin, hay các phát minh mà Pasteur, Faraday đưa ra không được tiếp nhận ở đất nước Ba Lan.

Marie đến trường với dung mạo bị xem đần độn

Dù chiến tranh khốc liệt, nhưng Marie Curie vẫn phải đến trường. Ngoại hình cô bé không mấy bắt mắt vì khuôn mặt dài, đôi mắt nâu vô hồn nhìn vào có vẻ hơi đần độn.

“Đừng đánh giá 1 con người qua sự thô ráp bên ngoài”, sự thông minh tiềm ẩn trong người cô bé được bộc phát khi ngồi trên ghế nhà trường. Bạn bè, thầy cô quý mến vì  Marie luôn dẫn đầu lớp với thành tích học tập cao. Các môn toán, văn, lịch sử đến cả Thánh Kinh, tiếng Đức, Pháp Marie “chấp hết”.

Mặc dù vậy, những thành tích học tập ấy không thể giúp cô vào được Đại học Warsaw – ngôi trường chỉ dành cho nam sinh. Marie tiếp tục sự nghiệp học hành ở một “trường đại học chui” với các lớp bí mật dưới lòng đất.

Chị gái và mẹ mất lúc Marie lên 10 tuổi

Khi Marie lên 10 tuổi, chị gái Zosia (người chị cả mà Marie quấn quýt lúc nhỏ) đã mất vì bệnh chấy rận. Không lâu sau, mẹ của bà với căn bệnh lao phổi không có thuốc chữa đã qua đời. Lúc này, cha của cô 1 mình chăm sóc 4 đứa con đang tuổi ăn tuổi học.

Năm 1883, Marie học xong tốt nghiệp, bà nhận lời khen của hội đồng giám khảo. Các anh chị của bà cũng đã học hành đến nơi đến chốn.

Marie trưởng thành và đi du học tại Pháp

Marie Curie – Câu chuyện về nữ bác học đầu tiên thế giới

Marie đã có một nghề dạy học suốt 6 năm, nhưng vốn không mấy mặn mà. Năm 1891, Marie trao đổi với chị gái Bronia để cho bà sang Pháp du học. Ra đi, Marie hứa với cha: “Cha ơi, con sẽ không đi lâu, chừng hai hay ba năm học xong, con sẽ trở về sống bên cha mãi mãi”. Nhưng đây chỉ là lời hứa mãi mãi không thể thực hiện, vì nàng Marie lúc này đã bị Pierre Curie (một nhà bác học cũng là chồng bà sau này) giữ chân.

Khi sang pháp, để tên mình dễ phát âm nên tên Marie mới ra đời- trước đó tên bà là Marya.

Marie lúc này chọn môn: Khoa Học thuần túy. Ngày đầu do ngôn ngữ còn yếu, nhưng bà may mắn được các giáo sư trẻ hướng dẫn như: Paul Appell; Gabriel Lippmann ; Edmond Bouty…

Ở đây, Marie tiếp tục gặp gỡ với các nhà vật lý tài ba lừng danh như: Charles Maurain, Aimé Cotton, Jean Perrin…

Được sự giúp đỡ tận tình, việc đó giúp bà thêm yêu nghề, sống đúng đam mê và dành toàn thời gian nghiên cứu.

Thành tích học tập đáng nể khi du học

Sau 3 năm du học, bà đỗ đầu kỳ thi Cử Nhân Khoa Học. Năm 1893, bà đứng thứ nhì Cử Nhân Toán. Sau khi học xong, bà rất muốn về phục vụ quê hương. Nhưng bà lại muốn giúp quê hương với những công trình thực tế chứ không phải là lý thuyết suông.

Marie Curie – Câu chuyện về nữ bác học đầu tiên thế giới

Năm 1893, được sự giới thiệu của 1 người đồng hương Ba Lan là bà Dydynska. Marie có được học bổng Alexandrowitch học sắt và thép.

Lên năm 18 tuổi, bà có bằng Cử Nhân Khoa Học và đã làm Giảng Nghiệm Viên tại Trường Đại Học Paris vào năm 1878.

Marie tìm thấy tình yêu đích thực tại Pháp

Pierre – lúc này Pierre làm giảng viên trưởng của Trường Lý Hóa (Ecole de Physique et de Chimie). Ngay từ khi nhìn thấy nữ Cử Nhân Khoa Học và Toán Học của trường Đại Học Sorbonne. Pierre đã có ấn tượng, tình cảm và trọng người phụ nữ tài ba này. 35 tuổi, Pierre vẫn còn độc thân chưa có bến đỗ. Có cơ hội tiếp xúc, hướng dẫn và hợp tác với Marie về Khoa Học, Pierre luôn thấy hình bóng Marie mọi lúc mọi nơi và mong lấy nàng làm vợ.

Còn về phần Marie – thấy Pierre xứng đáng nhưng vì cha già và muốn cống hiến cho tổ quốc, quê hương nên nàng rời Paris.

Khi biết Marie sắp về, Pierre đã van xin: “Cô là người có tài. Cô nên trở lại nước Pháp để nghiên cứu Khoa Học. Cô không có quyền bỏ rơi Khoa Học”.

Quay lại pháp vì không được Ba Lan trọng dụng – cưới Pierre

Bụt nhà không thiêng”,Marie Sklodowski được xem là kỹ sư đầu tiên tại Ba Lan nhưng vì phụ nữ nên không được trọng dụng. Ở quê hương chưa đến 1 năm, cô lại quay lại Pháp và tiếp tục đi theo khoa học.

Bằng tình yêu đích thực,Pierre đã được Marie nhận lời và cử hành hôn lễ ngày 25/7/1895.

Tháng 7 năm 1897, Marie sinh cô gái đầu lòng có tên Irène. Sau đó, Marie xin được chồng xin làm phụ tá trong phòng thí nghiệm Vật Lý của mình. Đây cũng là nền móng giúp bà thành nhà bác học số 1 thế giới.

Sinh thêm người con thứ 2 – chồng qua đời do tai nạn

Cứ tưởng cuộc sống êm ả vì có công việc ổn định cùng người chồng hết mực yêu thương. Nhưng sóng gió ập đến với bà Marie. Nước Pháp biết ông Pierre Curie là một nhân tài thực sự.

Ông được Viện Trưởng Đại Học Sorbonne bổ nhiệm làm Gáo Sư Vật Lý thực thụ năm 1904. Khi nhận lời, ông đã yêu cầu xây dựng một trung tâm nghiên cứu, và phải chấp nhận vợ ông làm trưởng phòng Vật Lý.

Năm 1904, bà Curiesinh thêm một cô gái út  là Eve Curie. Năm 1905, ông Pierre Curie được bầu vào Hàn Lâm Viện Khoa Học Pháp (Academy of Sciences).

Cứ tưởng mọi việc “thuận buồm xuôi gió” nhưng ngày 19 tháng 4 năm 1904. Ông bị xe ngựa cán, chết ngay trên đường sau khi rời nhà xuất bản Gauthier-Villars để về nhà. Để tỏ lòng biết ơn ông Pierre Curie. Trường Đại Học Sorbonne đã mời bà Curie thay chồng làm giáoSư. Bà Marie Curie chính là nữ Giáo Sư đầu tiên của Trường Đại Học Sorbonne, Paris.

Những cuốn sách bà Marie Curie xuất bản

Năm 1908, bà Marie Curie cho xuất bản cuốn sách “Các Công Trình của Pierre Curie”.

Năm 1910, tác phẩm dài 960 trang”Khảo cứu về tính phóng xạ” (Traité de Radioactivité).

Đất nước Ba Lan mời bà về làm việc

Khi thấy được sự thành công và tài năng của bà Marie Curie 1911. Các nhà trí thức Ba Lan mời bà Marie Curie về nước để khảo cứu chất phóng xạ.

Bắt đầu từ tháng 5 năm 1912, đoàn giáo sư Ba Lan sang Pháp để gặp bà Curie. Là phụ nữ, bà cũng dễ yếu lòng, 1 phần vì quê hương-1 phần vì người chồng quá cố. Nhưng bà từ chối đề nghị về nước và hoàn toàn tin tưởng hai người phụ tá người Ba Lan đã từng phụ tá cho bà.

Năm 1913, bà Marie Curie sang Ba Lan dự lễ khánh thành cơ sở khảo cứu chất phóng xạ. Lúc này, bà đứng lên diễn thuyết tiếng mẹ đẻ cho đông đảo thính giả.

Năm 1922, Hàn Lâm Viện Y Học Paris đã bầu bà Curie làm hội viên vì phát minh chất trị liệu phóng xạ.

Tháng 2, bà là nữ bác học đầu tiên của Hàn Lâm Viện Khoa Học Pháp

Ngày 15/5/1922, Hội Quốc Liên đã đề nghị bà Marie Curie làm hội viên của Tổ Chức Giáo Dục Quốc Tế.

Ngày 29/5/1932, Viện Radium Ba Lan khánh thành đúng với những mong ước của bà.

Marie Curie – Câu chuyện về nữ bác học đầu tiên thế giới

Bà mất tại Pháp

Dù tuổi cao sức khỏe, ngoài 60 nữ bác học tài ba vẫn làm việc 12h mỗi ngày.

Tháng 12 năm 1933, sức khỏe bà yếu hơn. Bà bị cảm lạnh kéo dài và không khỏi. Những năm tháng cuối đời bà vẫn miệt mài làm việc vì luyến tiếc thời giờ khảo cứu trong phòng thí nghiệm.

Khi bà mất, tất cả mọi người thấy bà khoác trên mình trong bộ y phục màu trắng. Mái tóc trắng, vầng trán cao, hai mắt bà nhắm lại để lộ 2 bàn tay xương xẩu bị các chất phóng xạ ăn loang lỗ.

Ngày 04 tháng 7 năm 1934 bà Marie Curie mất tại bệnh viện Sancellemoz vì bệnh hoại huyết.

Kết bài

Nữ bác học Marie Curie luôn sống hết mình với đam mê. Bà không chỉ là một con người tài năng mà còn người vợ chung thủy, thương chồng yêu con. (dù chồng mất nhưng bà tiếp tục sống với cuộc đời và thực hiện đúng di nguyện của chồng đến khi bà mất). Cống hiện mà bà Marie Curie đem lại, khiến cả thế giới ngưỡng mộ. Các đóng góp của bà được lưu giữ đến đời sau và được cất giữ cẩn thận đến tận bây giờ.

Tổng hợp