Giải mã bí ẩn “cơn điên” khiến danh họa Van Gogh tự kết liễu cuộc đời mình

Sau khi trúng đạn, Van Gogh lê lết gần 2km để về nhà. Các bác sĩ được mời tới chữa trị đều không đủ trình độ xử lý. Họ bỏ ông ngồi lại một mình… Người ta vẫn bảo, Van Gogh tự sát, nhưng đó có phải sự thật?

Giải mã bí ẩn “cơn điên” khiến danh họa Van Gogh tự kết liễu cuộc đời mình

Vincent Willem van Gogh (30 /03/1853 – 29/0 7 /1890), thường được biết đến với tên Vincent van Gogh là một danh hoạ Hà Lan thuộc trường phái hậu ấn tượng. Nhiều bức tranh của ông nằm trong số những tác phẩm nổi tiếng nhất, được yêu thích nhất và cũng đắt nhất trên thế giới.

Thời thanh niên, Van Gogh làm việc trong một công ty buôn bán tranh, sau đó là giáo viên và nhà truyền giáo tại một vùng mỏ nghèo. Ông thực sự trở thành họa sĩ từ năm 1880 khi đã 27 tuổi.

Phần lớn các tác phẩm nổi tiếng nhất của Van Gogh được sáng tác vào hai năm cuối đời, thời gian ông lâm vào khủng hoảng tinh thần tới mức tự cắt bên tai trái vì tình bạn tan vỡ với họa sĩ Paul Gauguin.

Sau khi xảy ra tai nạn “khét tiếng”, tự hành hạ mình bằng việc cắt tai, ông tiếp tục bị suy nhược thần kinh khiến ông hay bị lẫn lộn, không tỉnh táo. Tình trạng bệnh đó của ông có thể kéo dài vài tuần mỗi đợt.

Giải mã bí ẩn “cơn điên” khiến danh họa Van Gogh tự kết liễu cuộc đời mình

Dù sáng tác được nhiều như vậy, nhưng Van Gogh vẫn luôn cảm thấy ngày càng cô đơn và lo âu. Ông luôn nghĩ rằng mình thất bại trong cuộc đời. Cuối cùng, ông đã lấy khẩu súng nhỏ của chủ căn nhà trọ ở Auvers và chiều muộn ngày thứ Bảy cuối tháng 7/1890. Họa sĩ cầm khẩu súng tới cánh đồng lúa mì và tự bắn vào mình.

Tuy nhiên, đây chỉ là một khẩu súng lục bỏ túi với hỏa lực hạn chế, nên khi bóp cò viên đạn chỉ bắn vào xương sườn chứ không xuyên được vào tim. Van Gogh bị ngã gục.

Tối đến, ông nhìn quanh tìm khẩu súng để bắn phát nữa nhằm kết liễu đời mình, song không tìm thấy. Van Gogh trở về nhà trọ và bác sĩ đã được mời đến để chữa trị cho ông. Ngày hôm sau, em trai ông là nhà buôn nghệ thuật tới và tin rằng sẽ họa sĩ sẽ hồi phục. Song hy vọng đó đã tiêu tan. Đêm đó, Van Gogh qua đời ở tuổi 37.

Giải mã bí ẩn “cơn điên” khiến danh họa Van Gogh tự kết liễu cuộc đời mình

Van Gogh vẽ bức tranh Tree Roots (1890) vào sáng ngày 27/7, vài giờ trước khi ông cố gắng tự sát. Đây là bức tranh cuối cùng của ông. Tree Roots là một hình ảnh khác thường, bố cục trong tranh không có một điểm nhấn nào.

Trong ảnh chính là bức tranh Tree Roots cho thấy, Van Gogh đang bị kích động trong quá trình vẽ, đầy những biến động về tình cảm. Hơn nữa, đề tài trong tranh rất có ý nghĩa. Nhiều năm trước đó, Van Gogh đã nghiên cứu rễ cây để tìm hiểu xem nó có ý nghĩa như thế nào trong việc thể hiện cảm xúc.

Giải mã bí ẩn “cơn điên” khiến danh họa Van Gogh tự kết liễu cuộc đời mình
Bức tranh Tree Roots

Trong một lá thư gửi cho em trai một thời gian ngắn trước khi qua đời, Van Gogh viết “cuộc đời ông đã bị ăn mòn từ tận gốc”. Nên nhiều nhà phân tích cho rằng, Van Gogh vẽ bức tranh Tree Roots để coi đây như một lời từ biệt?

Theo Nienke Bakker, giám tuyển tranh tại Bảo tàng Van Gogh căn bệnh của danh họa nảy sinh từ tính vĩ đại trong con người nghệ sĩ. Những rễ cây bị tra tấn, xương xẩu trong Tree Roots khiến cho bức tranh trông rất cuồng nhiệt và đầy cảm xúc. Song đây không phải là tác phẩm được tạo nên bởi một tâm trí điên loạn.

Giải mã bí ẩn “cơn điên” khiến danh họa Van Gogh tự kết liễu cuộc đời mình
Bức “Họa sĩ trên đường tới nơi vẽ” (1888) khắc họa chính Van Gogh trên đường tới tu viện Montmajour ở thành phố Arles, Pháp.

Van Gogh biết rất rõ mình đang làm gì. Ông vẽ nó trong lúc bệnh tật, nhưng không phải do bệnh tật. Có thể căn bệnh thần kinh dày vò ông những ngày cuối đời đã khiến ông suy sụp và mệt mỏi, dẫn đến hành động cực đoan của danh họa.

Tổng hợp