Các thiên tài, doanh nhân thường đều là những người có học vị cao, bằng thức tốt. Tuy nhiên, 5 thiên tài dưới đây sẽ làm bạn bất ngờ vì chưa từng trải qua trường lớp nào.
Michael Faraday – Thiên tài xuất thân là nhân viên bán hàng trong một tiệm sách
Xuất phát là một người nhân viên bán hàng trong một tiệm sách ở London, bị coi là có trình độ thấp nhưng Michael đã mang lại một cuộc cách mạng về điện. Ông là người đã có công đóng góp cho lĩnh vực Điện từ học và Điện hóa học.
Faraday sinh ra trong một gia đình nghèo ở London, vì nghèo nên ông có tiền để trả học phí, thay vào đó mới 14 tuổi ông đã bắt đầu đi làm để kiếm tiền. Trong một lần tình cờ đọc được một loạt các tài liệu khoa học, Michael cảm thấy mình bị mê hoặc và bắt đầu mày mò tự nghiên cứu.
Ông đã khám phá ra cảm ứng điện, nghịch từ, và định luật điện phân. Ông chứng minh rằng từ học có thể tác động lên các tia của ánh sáng. Những sáng chế của Faraday về những thiết bị có điện trường quay đã đặt nền móng cho ngành công nghệ động cơ điện, và ông có công lớn khi làm cho điện có thể sử dụng trong ngành công nghệ.
Về mặt hóa học, Michael Faraday phát hiện ra benzene, nghiên cứu về clathrate hydrate, sáng chế ra hình dạng đầu tiên của đèn Bunsen và hệ thống chỉ số oxi hóa, công bố các thuật ngữ như anode, cathode, electrode, và ion đồng thời cũng phát hiện các hạt nano kim loại (được coi là sự ra đời của khoa học nano).
Mặc dù Faraday được đào tạo ở trường rất ít và biết ít về toán cao cấp, như phép giải tích, nhưng ông ta là một trong những nhà khoa học có uy tín trong lịch sử.
William Herschel – Thiên tài thiên văn học phát hiện ra sao Thiên Vương cùng hai vệ tinh lớn của nó: Titania và Oberon
Xuất phát là một nhạc sĩ chơi cello và oboe, không hề thông qua trường lớp nào về thiên văn học, nhưng Herschel lại nổi tiếng nhờ phát hiện ra sao Thiên Vương cùng hai vệ tinh lớn của nó: Titania và Oberon. Thêm nữa, ông còn phát hiện ra hai vệ tinh của sao Thổ và bức xạ hồng ngoại.
William Herschel là người gốc Đức, mặc dù là một nhạc sĩ khá tài năng nhưng ông lại có mơ ước khám phá về không gian và nhất là thiên văn học. Dù rất quan tâm nghiêm túc đến các ngôi sao nhưng vào thời điểm đó William không có kính thiên văn. Ông đã dành 16 tiếng mỗi ngày để làm gương và ống kính viễn vọng.
Sau đó vào năm 1773, nhờ có chiếc kính tự chế này William đã khám phá ra một điều thú vị. Khi quan sát bầu trời, ông đã tìm thấy một vật thể không hoàn toàn giống ngôi sao nhỏ hay sao chổi. Sau khi đưa ra các quan sát của mình cho một chuyên gia người Nga, ông nhận ra mình đã khám phá ra một hành tinh kỳ dị, và đó chính xác là saoThiên vương. Nhờ khám phá này, ông được bầu làm thành viên của Hội Hoàng Gia Anh và được nhận giải thưởng hằng năm từ Hoàng gia. Hơn thế nữa, ông còn được vua George III phong hiệu là “Nhà Thiên văn của Triều đình”.
Srinivasa Ramanujan – Thiên tài toán học hiếm hoi với gần 3900 kết quả nghiên cứu
Nhà toán học người Ấn Độ Srinivasa Ramanujan được đánh giá là một trong số ít những thiên tài toán học hiếm hoi trong vài thế kỷ qua với gần 3900 kết quả nghiên cứu phần lớn thuộc lĩnh vực phương trình và đồng nhất thức. Những đóng góp và phát hiện của ông cho ngành toán học thực sự là vô cùng quan trọng và có giá trị, điều bất ngờ là thành tựu đó không phải kết quả của hệ thống giáo dục nào mà hoàn toàn do ông tự học.
Vào năm Ramanujan 11 tuổi, ông được cha mẹ tặng cho một cuốn sách giáo khoa về lượng giác cao cấp. Thật bất ngờ Ramanujan như bị hút hồn vào cuốn sách và tự mầy mò phát minh ra các định lý toán học phức tạp. Sau đó Ramanujan tìm cách gửi những định lý của mình cho các nhà toán học ở Ấn Độ và ở Anh.
Tuy nhiên, những định lý của ông không được họ coi trọng. May mắn thay, một giáo sư tại Đại học Cambridge đã đọc được các định lý của Jamanujan, ông nhận ra đây là một thần đồng toán học và mời Ramanujan đến Anh. Dù không được đào tạo bài bản về toán học lý thuyết nhưng những định lý của Ramanujan đã có nhiều đóng góp quan trọng cho nhiều ngành toán học như giải tích, lý thuyết số, dãy vô hạn.
Mary Anning – Thiên tài thay đổi quan điểm thế giới nhờ khám phá ra hóa thạch khủng long
Mary Anning (1799 – 1847) sinh ra trong một gia đình thuộc tầng lớp lao động Anh. Cha bà thường khai thác các hóa thạch vào thời gian rảnh rỗi để bán cho khách du lịch, và ông thường đem các con của mình theo mỗi khi tìm kiếm.
Vào một ngày năm 1811, trong khi đi tìm kiếm hóa thạch, Mary đã phát hiện ra một hộp sọ nằm ở vách đá gần nhà. Mới đầu bà và gia đình cho đó là hộp sọ của một bộ xương “cá sấu”. Nhưng thực tế đó là hóa thạch của một con khủng long mà sau này được đặt tên là Ichthyosaurus.
Không lâu sau đó, Anning tiếp tục khai quật ra các bộ xương của giống khủng long Plesiosaurus, Pterodactylus và Squaloraja. Khám phá của Anning đã làm một cuộc cách mạng hóa quan điểm trong lịch sử thế kỷ 19 khi ở thời điểm mà hầu hết mọi người từ chối tin vào sự tồn tại của khủng long.
Gregor Mendel – Thiên tài mệnh danh “ông tổ của ngành di truyền học”
Nhân loại đã và đang chứng kiến những thành tựu to lớn của sinh học nói chung và di truyền học nói riêng. Có lẽ, bất kỳ ai quan tâm đến sinh học hay từng được học thời phổ thông đều nhớ đến Gregor Johann Mendel, ông tổ của ngành di truyền học. Quy luật di truyền của ông đã và đang là nền tảng cho công nghệ sinh học ngày nay.
Gregor Johann Mendel, một tu sĩ sinh năm 1822 tại CH Séc và chưa từng qua trường lớp đại học nào. Cũng như các thầy dòng trong tu viện, Mendel vừa giảng dạy vừa nghiên cứu khoa học. Trong 7 năm (1856-1863) ông tiến hành các thí nghiệm lai trên đậu Hà Lan trong một mảnh vườn nhỏ của tu viện. Với quá trình quan sát ở khoảng 37 ngàn cây đậu và 300 ngàn hạt đậu, Mendel đã chứng minh sự di truyền do các nhân tố di truyền. Có thể coi Mendel là người đặt nền móng cho những nghiên cứu quá trình phát triển tiến hóa của sinh giới ở mức độ vi mô.
Theo: Minh Châu