Đường Thái Tông biết trước rằng Võ Tắc Thiên khi lên ngôi sẽ tru sát gia tộc, nhưng vì sao ông không dám giết Võ Tắc Thiên trước? Bài viết sau của Hồ sơ doanh nhân sẽ đi lý giải về vấn đề này
Từ thuở xa xưa đến nay, mặt trời mọc mặt trời lặn đều đúng giờ đã định, thủy triều lên thủy triều xuống đều là có trật tự. Trong sâu thẳm đều là có Thiên ý.
Thiên ý không vì ý chí của con người mà thay đổi, Thiên ý chính là ý chí của vũ trụ. Nhỏ đến mức như “sinh lão bệnh tử” của sinh vật, lớn đến mức như quy luật của sự phát triển văn minh nhân loại, không có gì là không nằm trong sự khống chế của Thiên ý.
Thiên ý không thể trái, người đi về hướng nghịch Thiên ý thì tất sẽ bị trời trừng phạt. Trong lịch sử nhân loại đã có rất nhiều câu chuyện điển hình về việc này.
Bắc Chu Vũ Đế đã ra lệnh cấm hẳn Phật giáo và cũng muốn cấm tiệt Đạo giáo. Cuối cùng ông bị mắc bệnh hiểm nghèo, khắp cả người thối rữa mà chết vào năm 36 tuổi.
Đường Vũ Tông cũng có ác cảm rất xấu với Phật giáo, luôn tìm cách đàn áp tôn giáo này, hủy hoại rất nhiều chùa miếu. Về sau, Đường Vũ Tông bởi vì mê mẩn thuật trường sinh bất tử, nên dùng tiên đan quá liều lượng, trúng độc mà chết vào năm 33 tuổi.
Hậu Chu Thế Tông cũng phá hủy tượng Phật, đem tượng Phật bằng đồng đúc thành tiền. Cuối cùng Hậu Chu Thế Tông cũng chết vào năm mới 39 tuổi, triều đại Hậu Chu cũng diệt vong từ đây.
Trong lịch sử cũng có rất nhiều gương những vị Hoàng đế thuận theo Thiên ý mà hành nên có thể dẫn dắt muôn dân đi về hướng thực sự “thái bình thịnh thế”.
Tiêu biểu trong số ấy là Hoàng đế Đường Thái Tông cần kiệm, chính trực, yêu thương trăm dân, tôn kính Thần Phật. Lòng nhân từ và đức hạnh của Đường Thái Tông trải dài khắp bốn biển, uy lực khắp tám phương, ông cũng vô cùng hiểu đạo trời, thuận theo mệnh.
Điềm báo ứng nghiệm
Võ Tắc Thiên là nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Hoa được tuyển chọn vào cung từ năm 14 tuổi. Khi đó Lý Thuần Phong, bậc thầy toán quái số một của nhà Đường đã có dự ngôn với Đường Thái Tông Lý Thế Dân là 40 năm sau Võ Tắc Thiên sẽ trở thành hoàng đế.
Vậy tại sao dù đã biết rõ sự tình Đường Thái Tông lại không giết Võ Tắc Thiên để trừ hậu họa? Bởi vì chính Lý Thuần Phong, vị thầy tướng số, phong thủy nổi tiếng lúc bấy giờ đã can ngăn.
Dân gian tương truyền rằng Võ Tắc Thiên có thể trở thành đế vương là do được hưởng vận khí của mảnh đất Lợi Châu. Nói đến Lợi Châu đây quả là nơi bảo địa hiếm có.
Nằm ở thượng du sông Gia Lăng, thuộc phần “bụng” của Tây Nam Trung Quốc, là nơi cửa ngõ ra vào trọng yếu của Tứ Xuyên, vốn có tên gọi là “xuyên bắc môn hộ” và “ ba thục kim tam giác”.
Không lâu sau khi Võ Tắc Thiên ra đời, Viên Thiên Cang bậc thầy về tướng số của nhà Đường khi đó được vua Đường triệu kiến. Trên đường vào kinh đô ông có đi qua Lợi Châu.
Cha của Võ Tắc Thiên khi đó vốn là quan Thứ sử đã mời ông tới tư gia của mình để xem tướng cho Dương Thị vợ ông.
Lúc đó Võ Tắc Thiên vẫn còn là cô bé đang ẵm ngửa, được vú em mặc quần áo con trai cũng được bế ra xem tướng. Viên Thiên Cang sau khi nhìn thấy đã vô cùng kinh ngạc mà nói: “Long đồng phượng cảnh, cực quý nghiệm dã – tức có tướng mạo long phượng, khuôn mặt của quý tử“.
Nhưng khi ấy ông thấy Võ Tắc Thiên mặc quần áo của con trai thì lại nói đầy tiếc nuối: “Đáng tiếc lại là con trai nếu là con gái e rằng sau sẽ làm chủ thiên hạ“.
Đến năm thứ 22 Trinh Quán (627 – 649), đột nhiên sao Thái Bạch trong thiên tượng chiếu lạ thường. Lúc này Lý Thế Dân liền cảm thấy có chút kinh hãi và nghĩ ngay đến dự ngôn trong một cuốn sách có viết: “Sau ba đời nhà Đường có người phụ nữ họ Võ kế ngôi vương vị”.
Đây cũng chính là muốn nói sau ba đời nhà Đường, vị hoàng đế nhu nhược sẽ có người phụ nữ họ Võ thay thế Lý gia trở thành hoàng đế mới. Lý Thế Dân trong lòng bất an liền bí mật triệu Thái Sử Lệnh Lý Thuần Phong đến kinh thành để bàn bạc đối sách.
Lý Thuần Phong là bậc thầy số một về tướng số của đại Đường khi đó. Ông là quan quản thiên văn lịch pháp trong triều, lại là người rất tinh thông phong thủy.
Lý Thuần Phong sau khi xem xong bèn nói:
“Thần căn cứ vào huyền học (trào lưu triết học duy tâm do Hà Yên, Vương Bật thời Nguỵ Tấn sáng lập bằng cách tiếp thụ tư tưởng Lão Trang và tư tưởng Nho gia – ND) phỏng đoán và đưa ra kết luận rằng, loại điềm báo này là đã được hình thành rồi.
Nữ vương này đã xuất hiện trong hoàng cung của bệ hạ. Khoảng 40 năm nữa người phụ nữ này có thể chiếm được thiên hạ, hơn nữa còn bắt đầu tru diệt con cháu của Hoàng đế, gần như giết sạch”.
Thái Tông Hoàng đế hỏi: “Nếu tìm ra người phụ nữ này để giết trước đi thì sau sẽ thế nào?”.
Lý Thuần Phong nói: “Điều này không thể được. Việc người phụ nữ họ Võ trở thành hoàng đế là sự an bài của Thiên Thượng không thể thay đổi. Con cháu của Hoàng đế cho dù không chết thì cũng không thể tranh giành được ngôi vị Hoàng đế. Huống hồ theo thần suy đoán thì người phụ nữ này đã trưởng thành, ở trong cung và đã trở thành người nhà của bệ hạ.
Qua 40 năm thì người phụ nữ này cũng sẽ già yếu, già rồi sẽ trở nên nhân từ không đến nỗi đuổi tận giết tuyệt con cháu của bệ hạ. Bây giờ nếu bệ hạ giết người phụ nữ này, cô ta sẽ gửi hồn vào một người sống khác mà phục sinh.
Sau 40 năm cũng sẽ chiếm được quyền thống trị thiên hạ, lúc ấy cô ta còn trẻ sẽ độc ác và nham hiểm hơn. Bây giờ bệ hạ giết cô ta để kết thúc thù hận, đến lúc đó cô ta sẽ giết sạch con cháu của bệ hạ không chừa một ai!”.
Sử sách từng ghi chép lại đoạn hội thoại giữa Đường Thái Tông và Lý Thuần Phong:
Vào ngày 19 tháng 5 năm thứ Bảy thời kỳ Trinh Quán của Đường Thái Tông, Thái Tông hỏi Lý Thuần Phong rằng:
“Thiên hạ của Trẫm giờ có thể nói là khá ổn định rồi. Khanh thông hiểu Dịch kinh, toán quái, khanh có biết ai sẽ là người làm mất giang sơn của Trẫm, và sau triều đại của Trẫm, ai là người sẽ đăng cơ, triều đại mới nào sẽ bắt đầu, khanh hãy nói rõ ràng cho Trẫm biết”.
Lý Thuần Phong trả lời: “Muốn biết trước tương lai, phải minh tỏ được quá khứ. Người tài đức cầm quyền thì nước ắt sẽ còn, người không tài đức cầm quyền thì tự nhiên bại hoại. Đây cũng là đạo lý muôn đời không thay đổi.”
Đường Thái Tông lại hỏi: “Điều Trẫm muốn hỏi không phải là ý này. Trẫm là muốn khanh dùng hiểu biết về thuật số của mình, suy tính xem triều đại của ta kéo dài được bao nhiêu năm, rồi ai là người làm loạn nước ta, ai là người làm mất nước ta, và kể rõ việc của từng thời đại. Điều mà Trẫm muốn biết chính là những việc ấy.”
Lý Thuần Phong thật thà nói: “Đây là Thiên cơ, thần không dám tiết lộ”.
Đường Thái Tông nói: “Khanh không nói, Trẫm cũng không miễn cưỡng. Hãy cùng Trẫm vào trong cấm cung đi!”
Lý Thuần Phong đi theo sau Đường Thái Tông lên lầu cao. Ở trên phòng cao ấy, Đường Thái Tông lại nói: “Nơi này, trên không đụng Trời, dưới không chạm Đất, khanh có thể vì Trẫm mà nói ra được rồi!”
Lý Thuần Phong cung kính nói: “Người làm loạn triều ta, ở ngay bên cạnh Bệ hạ. Bệ hạ không biết, 30 năm sau, một thân người đó sẽ giết chết hầu hết con cháu nhà Đường”.
Đường Thái Tông hỏi: “Người này là văn quan hay võ tướng? Khanh hãy nói rõ cho Trẫm biết, Trẫm lập tức giết chết người này để trừ họa cho đất nước”.
Thuần Phong đáp: “Đây là Thiên ý, sức người có thể làm gì được? Người này hiện giờ đã ngoài 20 tuổi, nếu giờ giết chết đi, Trời tất sẽ giáng họa nước ta, con cháu nhà Đường càng nguy hiểm.”
Đường Thái Tông nói: “Thiên ý nếu đã định rồi, vậy thì khanh hãy thử nói sơ qua về người này xem”.
Lý Thuần Phong nói: “Người này chỉ có cây thương không rời thân, 2 mắt mọc trên Trời”.
(Lời này là tả về tên của Võ Tắc Thiên. Võ Tắc Thiên có họ là Võ (“武”). Từ Võ (“武”) nàydo chữ “chỉ có”(“止”) ghép với “cây thương (” 戈”), tên là Chiếu (“曌”) tức là “2 mắt “(目目”) mọc ở trên Trời (” 空”). Về sau này, sự tình thực tế xảy ra hoàn toàn đúng với lời tiên đoán này.)
Mệnh Trời là không thể trái, Lý Thuần Phong mặc dù đã sớm đoán được sự việc này nhưng tiến trình lịch sử là đã có sự an bài, không thể thay đổi được, chỉ có thể thuận theo.
Còn nghịch Thiên mà làm thì chỉ có gia tăng giết chóc, tăng thêm tội nghiệp, hà tất phải làm khổ thêm thân nhân và muôn dân trăm họ? Hơn nữa, Đường Thái Tông là người minh tỏ điều này nên ông cũng không truy cứu việc này tiếp nữa.
Một khi con người không còn kính trọng Thần Phật, làm việc nghịch với Thiên ý thì tất sẽ hoàn toàn bị hủy diệt. Thiên ý là không thể làm trái, thuận theo Thiên ý thì tất sẽ hưng thịnh, nghịch Thiên ý thì tất sẽ suy vong.
Sau đó quả đúng như lời Viên Thiên Cang và Lý Thuần Phong nói, Võ Tắc Thiên lên ngôi hoàng đế. Vào những năm cuối đời bà đã truyền ngôi cho con trai mình sau này chính là vua Đường Trung Tông.
Kỳ tài về tướng mệnh, tiên tri
Lý Thuần Phong là người Kỳ Châu tỉnh Thiểm Tây, từ nhỏ đã thông minh xuất sắc, kiến thức uyên bác tinh thâm, nhất là tinh thông thiên văn, lịch sử và toán quái.
Đương thời Lý Thế Dân rất tin tưởng Lý Thuần Phong. Lúc hoàng đế bệnh tình nguy kịch cũng cho triệu kiến ông. Sau khi Lý Thuần Phong gặp hoàng đế, đã rơi lệ mà nói: “Thưa bệ hạ tối nay người sẽ băng hà“, Lý Thế Dân bèn nói: “Sinh tử do mệnh số có gì mà phải đau buồn?“. Vào đêm hoàng đế băng hà Lý Thuần Phong được lưu lại trong cung cho thấy sự tin tưởng tuyệt đối của hoàng đế dành cho ông.
Lý Thuần Phong cùng với Viên Thiên Cang cùng hợp tác viết nên cuốn sách “Thôi Bối Đố”, cuốn sách được coi là dự ngôn thần kỳ nhất của Trung Hoa bởi rất nhiều điều dự ngôn trong đó đều đã linh nghiệm. Những dự ngôn trong sách đều làm con người hậu thế vô cùng thán phục.
“Thôi Bối Đồ” là một cuốn sách tiên tri nổi tiếng của Trung Quốc cổ đại, được biên soạn thành sách vào những năm đầu triều đại nhà Đường, bao gồm 60 hình vẽ (đồ tượng), bản gốc phân thành Quyển 1 (đến Tượng 40) và Quyển 2 (sau Tượng 40).
Mỗi bức hình ở dưới đều kèm theo “Sấm viết” và “Tụng viết” bằng thơ, dự ngôn từ triều Đường cho tới nay, tới tận tương lai, về các sự kiện trọng đại phát sinh qua các triều đại Trung Quốc.
Khi đối chiếu những sự việc được tiên đoán trong Thôi Bối Đồ với những sự kiện đã xảy ra, thì người ta phát hiện thấy sự chuẩn xác đến kinh ngạc.
Mỗi một triều đại đều có một số nhà tiên tri kỳ tài xuất hiện, ngoài việc tiên đoán những sự tình của thời đại ra còn là để khuyên bảo hoàng đế, đây cũng chính là sự an bài vậy.
Nguồn: Tổng hợp