Thần Zeus là vua của các vị thần Olympus, là đấng trị vì của bầu trời, thời tiết, giông bão, sấm sét, gió và mây trong thần Hy Lạp. Zeus đồng thời cũng là thần của luật lệ, mệnh lệnh, công lý, định mệnh và loài người. Ông còn được biết đến là “cha của các vị thần” hay “vua của vạn vật”.
Thông tin về Chúa tể các vị thần Hy Lạp
Zeús, hay Dzeús, (tiếng Hy Lạp: Ζεύς) hay Dias (tiếng Hy Lạp: Δίας), còn gọi là thần Dớt, là thần trị vì các vị thần và là thần của bầu trời cũng như sấm và sét trong thần thoại Hy Lạp. Thần Zeus được coi tương đương như thần Jupiter trong thần thoại La Mã, một trong những vị thần tối cao.
– Thần của bầu trời, sấm sét, pháp luật, trật tự, công bằng, loạn luân, thú tính, bệnh hoạn, điên đảo thế giới ảo, bá đạo tung chảo khi rang cơm dưa chua xào chung với thịt bò,
– Địa chỉ thường trú: Đỉnh Olympus
– Biểu tượng: Sấm sét, đại bàng, bò và sồi
– Vợ, chồng: Hera và nhiều người tình khác
– Bố mẹ: Cronus và Rhea
– Anh chị em: Poseidon, Hades, Demeter, Hestia, Hera
– Con cái: Ares, Athena, Apollo, Artemis, Dionysus, Hebe, Hermes, Heracles, Helen, Hephaestus, Perseus, Minos, the Muses, Tyche và Elisa
– Hộ khẩu thường thú (KT3): Olympus
– Tương ứng thần thoại La Mã: Jupiter
Huyền thoại về sự ra đời của thần Zeus
Thần Zeus là đứa con thứ 6 của Titan Kronos và Rhera. Với mặc cảm về tội giết cha, thần Kronos luôn luôn lo sợ là quyền lực của mình sẽ không tồn tại được lâu. Ông bị ám ảnh bởi một ý nghĩ cho rằng rồi có lúc đến lượt các con của mình sẽ lại nổi loạn trừng phạt chính mình, giống như lúc ông đã trừng phạt người cha mình vậy.
Vậy nên Kronos liền ra lệnh cho vợ ông là nữ thần Rhera phải đem ngay những đứa con mà bà vừa sinh ra đến cho Kronos, mục đích là để ông nuốt chửng ngay chúng không chút thương xót. Và thế là thần Kronos lần lượt nuốt 5 người con của mình vào bụng, đó là ba người con gái Demeter, Hera, Hestia và hai con trai là Hades và Poseidon.
Không thể để cho Kronos nuốt chửng mất đứa con út của mình sắp sửa ra đời Rhera liền khóc lóc van xin mẹ nàng là nữ thần Gaia giúp đỡ. Theo lời khuyên của Gaia, bà bỏ trốn đến hòn đảo Crete trên biển Địa Trung Hải. Tại đây, bà trú trong một chiếc hang sâu trên núi lửa và đã sinh hạ ra thần Zeus. Giấu con ở đó, nữ thần Rhera quay trở về và trao cho Kronos một hòn đá bọc trong một chiếc tã lót thay cho đứa trẻ mới sinh. Không hề nghi ngờ, Kronos liền nuốt ngay cả hòn đá lẫn chiếc tã vào bụng.
Rhera đã bí mật nuôi dưỡng thần Zeus trong hang động Mount Ida tại đảo Crete. Bà đã phái khoảng 3, 5 hoặc 9 linh hồn Daimones, các Kourete và các Daktyloi xuống đảo Crete để bảo vệ đứa con mới sinh bé bỏng. Để giữ cho Zeus được an toàn khỏi người cha ăn thịt con Kronos, bọn chúng đã nhấn chìm tiếng khóc của trẻ con trong những vũ điệu điên cuồng với tiếng loảng xoảng của giáo mác và khiên, tránh cho chàng khỏi phải chịu chung số phận bất hạnh với các anh trai chị gái.
Thần Zeus càng lớn càng cường tráng khoẻ mạnh và khôi ngô tuấn tú. Sau khi biết chuyện về các anh chị của mình, Zeus đã nổi loạn chống lại cha và buộc cha phải nhả các anh các chị của chàng ra. Kronos già nua không chống lại được sức khỏe của Zeus có thêm sự giúp sức của nữ thần Gaia và nữ thần Trí Tuệ Metis – vợ thứ nhất của Zeus.
Không bao lâu sau, Zeus liên minh với các anh em của mình, tuyên chiến với Kronos và với các thần khổng lồ Titan để giành quyền cai trị thế giới. Họ tìm đến những người khổng lồ một mắt nhờ chế tạo ra các loại vũ khí quyền lực. Họ đã tạo ra chiếc mũ tử thần cho Hades, cây đinh ba cho Poseidon và tia sét dành cho thần Zeus.
Sau đó thần Zeus đã giết Kampe (ác nữ rồng canh gác địa ngục) để giải thoát các Cyclop và Hekatonkheire cũng như yêu cầu họ tham chiến. Những Cyclop và Hekatonkheire đã giúp xây dựng nên lâu đài ở đỉnh Olympus và chế tạo vũ khí cho các vị thần Olympus.
Một cuộc chiến kéo dài đằng đẵng 10 năm đã nổ ra giữa các Titan và các vị Thần và quân đồng minh. Cuối cùng tất cả Titan, quân đồng minh và toàn bộ những kẻ đi theo Titan như Iapetos, Koios, Krios hay Hyperion đều bị đày xuống vực Tartarus. Kronos bị giết và xé thành trăm mảnh bằng chính lưỡi hái của ông ta trước khi bị ném xuống địa ngục.
Ngoài tra, Atlas bị nguyền rủa phải chống đã bầu trời suốt phần đời còn lại, Menoitios bị quật ngã bởi tia sét của thần Zeus và bị ném vào địa ngục Erebos. Còn về phần cung điện của Kronos ở núi Othrys, nó đã bị các Hekatonkheire chôn vùi bởi hàng trăm tảng đá.
Bên ngoài cổng có các vị thần trăm tay Hekatonkheire ngày đêm canh gác để trông không cho một vị thần Titan nào thoát khỏi được cái vương quốc tăm tối vĩnh hằng này. Quyền cai trị thế giới của các vị thần Titan từ nay chấm dứt. Bắt đầu thời đại của các vị thần trên núi Olympus.
Tên gọi các vị thần trên núi Olympus dùng để chỉ các thần thuộc thế hệ thần thứ hai sau thế hệ các thần khổng lồ, và sở dĩ họ được gọi như vậy là vì các vị thần nay đã lấy quả núi Olympus làm đại bản doanh trong cuộc giao tranh với các vị thần Titan. Nhưng nhiều khi tên gọi này lại được dùng để dành cho thần Zeus cùng đoàn tuỳ tùng của thần ngự trên núi Olympus sau khi ông đã phân chia quyền lực và lãnh địa cai quản cho các anh em của mình.
Vị thần tối cao trên đỉnh Olympus
Sau chiến thắng, để thưởng công cho các anh chị ruột của mình thần Zeus đã chia phần biển cả cho thần Poseidon; chia vương quốc của các linh hồn người chết dưới lòng đất cho thần Hades; để cho nữ thần Hera vừa là vợ vừa là chị gái mình cai quản công việc đời sống hàng ngày của hoàng cung trên thiên đình, cai quản đời sống gia đình và đời sống vợ chồng của muôn loài; giao cho nữ thần Hestia cai quản công việc nội trợ bếp núc; giao cho nữ thần Demeter công việc cai quản mùa màng, nghề nông.
Về phần mình, với tư cách là chủ nhân của sấm sét, thần Zeus giữ lấy quyền cai quản Thượng Giới. Còn mặt đất thì vẫn thuộc quyền cai quản chung của tất cả sáu anh chị em. Mặc dù đã phân chia quyền lực như vậy, nhưng ngự ở trên cùng vẫn là thần Zeus.
Ông là người cai quản tối cao đối với số phận của cả thần linh lẫn người trần, là người sắp đặt mọi việc trên thế gian. Từ nay trật tự được vĩnh viễn thiết lập trong vũ trụ với Zeus là vị thần tối cao của toàn thể muôn loài không có sự tách biệt giữa loài thần và loài người.
Thần Zeus được miêu tả là một người đàn ông da trắng cơ bắp, râu màu đen hoặc nâu, trông rất giống với cha mình là Kronos cũng như các anh em khác như Poseidon hay Hades. Ông là một trong 3 vị thần mạnh nhất cùng với Poseidon và Hades. Theo truyền thuyết Hy Lạp cổ, Zeus mạnh hơn tất cả các thần ngay cả khi sức mạnh của họ tập hợp lại nên các thần đều e ngại sức mạnh của ông và chẳng một ai muốn đối đầu trực tiếp với ông cả.
Đảm nhiệm vị trí là thần của bầu trời, Zeus hoàn toàn kiểm soát gió, bão, mưa, độ ẩm, mây, sấm chớp và thời tiết. Ngài trị vì các vì sao, ngày và đêm, mặt trăng và mặt trời, quyết định tuổi thọ của con người và cả thời gian. Ông còn có thể kiểm soát toàn bộ sức mạnh của các con, chị em của ông và Zeus có thể ban tặng hoặc tước đoạt sức mạnh ấy một cách dễ dàng.
Zeus cũng có thể kiểm soát cả vận mệnh tuy nhiên vẫn chưa mạnh bằng các tiên nữ thời khắc –Moirae hay các vị thần thuở sơ khai. Về mặt sức mạnh thể chất, Zeus có thể nâng cả một ngọn núi và di chuyển với một tốc độ kinh ngạc. Zeus mạnh đến mức có thể ra lệnh cho toàn bộ các thần Olympus và các anh chị của mình. Ông mạnh hơn hầu hết các thần nhưng vẫn phải e dè trước sức mạnh của 2 người anh là Poseidon và Hades.
Zeus chính là vua của các vị vua. Ông tạo ra công lý, luật lê, danh dự, trật tự và là người bảo giữ lời thề, nhiệt huyết cũng như sự lãnh đạo. Zeus trừng phạt cái xấu và giết chết bất cứ ai thất hứa. Ông kiểm soát tất cả các cuộc chiến. Zeus chính là đại diện cho cuộc sống của loài người, là bộ mặt của toàn thể cư dân và nền văn hóa Hy Lạp.
Bản tính trăng hoa của thần Zeus
Trong thần thoại Hy Lạp, Zeus là vị thần tối cao, đứng đầu đỉnh Olympus và được coi là vua của các vị thần. Mặc dù vợ của Zeus là Hera, nữ thần bảo hộ cho hôn nhân và gia đình, nhưng ông lại có không ít cuộc tình bên ngoài, kết quả là sinh ra vô số các vị thần, anh hùng bán thần khác.
Thực chất, Zeus đã quyến rũ nhiều phụ nữ tới mức không thể đếm nổi. Một thống kê tương đối chi tiết đối với những nữ thần từng vướng vào cuộc tình với thần Zeus bao gồm: Aega, Ananke/Themis, Aphrodite, Demeter, Dione/Thalassa, Eris, Eurynome, Gaia, Leto, Maia , Metis, Mnemosyne, Leda/Nemesis, Persephone, Selene, Thalia, Themis và các nữ thần mùa màng, Eos,…
Bên cạnh đó, Zeus còn từng quyến rũ những bán thần hoặc phụ nữ người thường, chẳng hạn như: Aegina, Alcmene, Antiope, Anaxithea, Asterope/Oceanid, Callisto, Calyce, Callirhoe, Carme, Cassiopeia, Chaldene, Danae, Dia, Elara,Electra, Europa, Eurymedousa, Eurydeia, Himalia, Idaea, Iodame, Io, Isonoe, Lamia, Laodamia, Maera, Niobe, Othreis, Pandora, Phthia, Plouto, Podarge, Protogeneia, Pyrrha, Semele, Taygete, Thyia….
Trên thực tế, danh sách này còn dài hơn nữa, bao gồm những tiểu thần như nữ thần Nyphm, nhưng không thể thống kê bởi họ không được nhắc tên tới bao giờ. Từ việc biến thành các loài động vật cho đến hạt mưa, Zeus có những mối tình lạ lùng nhất trong thần thoại Hy Lạp.
Tổng hợp