Ludwig van Beethoven (17/12/1770 – 26/3/1827) là một nhà soạn nhạc cổ điển người Đức Nhà soạn nhạc nổi tiếng trải qua tuổi thơ khó khăn, mắc nhiều chứng bệnh, có đời sống tình ái phức tạp và sáng tác cả khi bị điếc và một số sự thật thú vị mà bạn nhất định cần phải mắt thấy, tai nghe.
Dưới đây là tổng hợp mười sự thật thú vị về tài năng và cuộc sống của nhà soạn nhạc lừng danh thế giới.
1. Trong nhiều năm, Beethoven lầm tưởng về tuổi thực của bản thân
Nhà soạn nhạc tin rằng ông sinh năm 1772 chứ không phải là năm 1770. Nhiều người cho rằng sự lầm tưởng này là do cha của Beethoven – Johann van Beethoven – đã khai lệch năm sinh.
Năm bảy tuổi, ông có buổi trình diễn đầu tiên trong đời. Tuy nhiên, Johann đã quảng cáo tuổi của Beethoven là sáu tuổi rưỡi để có thể so sánh với Mozart – người được coi là đứa trẻ thần đồng khi lên sáu tuổi đã lưu diễn châu Âu.
Không có ghi chép chính xác nào về ngày sinh của ông. Ngày sinh 17/12 dựa vào lễ rửa tội của ông tại Bonn (Đức). Có người cho rằng trẻ sơ sinh thường được rửa tội trong một hoặc hai ngày sau sinh nên có thể ông sinh ngày 16/12.
2. Beethoven xuất bản tác phẩm đầu tiên ở tuổi 12
Năm 1781, Beethoven 11 tuổi, ông đã biểu diễn như một nghệ sĩ piano điêu luyện tại Hà Lan. Cũng trong thời gian này, ông cũng được cử làm phụ tá chơi đàn organ trong nhà thờ tại Bonn.
Năm 1782 chính Neefe đã cho xuất bản tác phẩm đầu tiên của Beethoven, bản “Các variation cho clavecin của bản march của Ernst Christoph Dressler”. Cũng chính trong năm này, Beethoven trở thành người đại diện cho Neefe ở dàn nhạc hoàng gia với vai trò nghệ sĩ đại phong cầm.
Năm 14 tuổi, ông giành được vị trí chính thức trong dàn nhạc này.
3. Ông tiếp tục sáng tác ngay cả khi bị điếc
Từ năm 25 tuổi, thính giác của Beethoven bắt đầu suy giảm. Năm 27 tuổi, ông chỉ nghe được những tiếng ồn ào và mất thính giác hoàn toàn vào năm 46 tuổi. Dù vậy, ông vẫn sáng tác những bản nhạc đến cuối đời.
Đến 1818, ông điếc hẳn cả hai tai và sáng tác Bản Giao hưởng Số 8, ông lang thang ngoài phố, dáng điệu trông thảm thương. Gặp một người bạn quen, Beethoven rút ra trong túi một cây viết chì, một cuốn sổ con rồi nói: Muốn nói chuyện với tôi thì cứ viết lên mặt giấy này!”.
Và lúc ấy, ông đã 50 tuổi. Nhạc sĩ vẫn tiếp tục sáng tác. Bản Giao hưởng số 9 ra đời, sau đó còn sáng tác thêm Bản Lễ ca trang trọng, những sonata cuối cùng: Liên tấu cho đàn piano và Tứ tấu.
Trong toàn bộ di sản của ông, những tác phẩm này nổi bật hơn cả, chủ yếu vì chúng đã vượt ra ngoài các truyền thống cổ điển với lối diễn đạt hết sức thoải mái, các tâm trạng khác nhau của thế giới nội tâm.
4. Beethoven trải qua tuổi thơ gian khó
Cha của Ludwig van Beethoven là ca sĩ giọng tenor trong giáo đường hoàng gia ở Bonn. Ông biết chơi violon và piano. Tuy nhiên, sự nghiệp của Johann van Beethoven không thành công. Vì vậy, ông đặt hết niềm hy vọng vào con trai Ludwig. Ông bắt Ludwig van Beethoven tập luyện hàng giờ mỗi ngày và đánh con trai khi chơi sai nốt nhạc. Hàng xóm nhà Beethoven kể nhiều lần thấy Ludwig khóc trong lúc tập luyện.
Ludwig van Beethoven sinh ra trong gia đình có bảy anh chị em. Năm 11 tuổi, ông phải bỏ học, tìm việc làm để nuôi sống gia đình. Nghệ sĩ Christian Gottlob Neefe đã nhận ông vào lớp học đại phong cầm và làm trợ lý riêng. Năm 18 tuổi, Beethoven trở thành lao động chính trong gia đình vì cha ông nghiện rượu nặng, không còn khả năng làm việc.
Cha ông là một người nghiện rượu và thô lỗ, mẹ ông lại hay đau ốm. Trong sáu anh chị em của ông chỉ còn có hai người sống sót. Trong khi mối quan hệ giữa Beethoven với cha rất căng thẳng và xa cách thì ông lại rất thương yêu mẹ.
Vào khoảng 5 tuổi ông bị chứng viêm tai giữa nhưng bố mẹ ông không hề biết đến. Do vậy ông đã không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách. Có lẽ đây chính là nguyên nhân làm ông bị điếc về sau này.
5. Beethoven là người nghiện rượu nặng
Giống cha, Beethoven thích uống rượu và rất có thể đây là nguyên nhân gây ra cái chết của ông ở tuổi 56. Năm 1827, ông bị cảnh sát bắt trong tình trạng say xỉn, mất kiểm soát về hành vi.
Ông đi nhờ trên chiếc xe bò của một người bán sữa đến thành Wien. Gặp trời giá lạnh, sức khỏe lúc này đã kiệt quệ, ông run cầm cập vì giá lạnh, hơi thở khó khăn và khạc ra từng đống máu. Người cháu vô ơn Charles chẳng thiết gọi bác sĩ. Đến ngày 5 tháng 1 năm 1827, nhà soạn nhạc tuyên bố để lại cho người cháu tất cả tài sản của mình.
Vào những tháng cuối đời, nằm trên giường bệnh, Beethoven nhận được nhiều quà thăm hỏi từ bạn bè. Một nhà sản xuất âm nhạc đã mang đến cho Beethoven những chai rượu nhưng ông nói: “Ôi, đau đớn, đau đớn làm sao, muộn quá rồi”.
6. Tác phẩm của ông có ảnh hưởng lớn đến thế giới
Beethoven là nhân vật trung tâm trong giai đoạn chuyển đổi giữa thời kỳ âm nhạc cổ điển và lãng mạn. Nhiiều tác phẩm của ông được coi là sáng tạo cho thời đại. Ông là người đầu tiên viết nhạc giao hưởng dựa trên sự kết hợp kèn gỗ (bassoon) và kèn đồng (trombone).
Ông cũng kết hợp âm nhạc và nhạc khí theo những cách chưa từng được thực hiện trước đó như trong bản Symphony thứ 9 – một tác phẩm mà nhiều người cho rằng ông đã mất trí khi thực hiện nó. Beethoven được đánh giá là người có khả năng phát triển âm nhạc từ tác phẩm văn học, hội họa…
Ngày nay, các sáng tác của ông không chỉ có sức ảnh hưởng trong lĩnh vực âm nhạc cổ điển. Một phiên bản disco của bản giao hưởng thứ năm của Beethoven được thể hiện trong bộ phim Saturday Night Fever.
Năm 1972, khúc Ode to Joy từ bản giao hưởng số chín của ông vang lên trong bộ phim Die Hard và được bình chọn là quốc ca của Liên minh Châu Âu. Bản giao hưởng thứ bảy của Beethoven cũng được sử dụng trong bộ phim The King’s Speech.
Đến bây giờ vẫn còn bức tượng Beethoven tại Bảo tàng thủ đô Vienna (Áo). Ludwig van Beethoven (1770 – 1827) là nhà soạn nhạc cổ điển người Đức và phần lớn thời gian ông sống ở Vienna (Áo).
7. Ông được trả lương để sáng tác bất kỳ điều gì và bất cứ khi nào ông muốn
Beethoven di chuyển đến Vienna (Áo) khi ông 22 tuổi. Ông sống thoải mái từ tiền thù lao, xuất bản tác phẩm và các bài giảng. Nhưng năm 1808, sau một cuộc cãi vã lớn trong một buổi hòa nhạc, Beethoven đã nói chuyện về việc rời Vienna. Một nhóm quý tộc đã trả 4.000 florins (đơn vị tiền tệ cũ của một số nước châu Âu) mỗi năm cho Beethoven chỉ để giữ ông ở lại và sáng tác bất cứ điều gì ông muốn.
8. Beethoven có đời sống tình yêu phức tạp
Beethoven mang nhiều bệnh lý và ngoại hình ốm yếu nên không thuộc mẫu đàn ông lý tưởng với phụ nữ. Tuy nhiên, chính tài năng và đam mê với âm nhạc của Beethoven trở thành sức hút với nhiều người đẹp. Nữ bá tước Julia Guicciardi – một trong những học sinh piano của Beethoven – từng miêu tả ông xấu xí nhưng cao quý, tinh tế trong cảm xúc và văn hóa.
Ông thường có quan hệ tình cảm với những phụ nữ không cùng tầng lớp hoặc đã lập gia đình. Ông từng đính hôn với Josephine Brunsvick – phụ nữ góa chồng. Năm 1809, gần 40 tuổi, Beethoven đem lòng yêu cô học trò Theresa de Brunowick mới 18 tuổi.
Cô là con gái điền chủ Malfati người Hungary. Nhờ sự khuyến khích của Theresa, Beethoven sáng tác Bản giao hưởng số 6 (Đồng quê). Ông lầm tưởng sự tận tụy và lòng kính mến của Theresa với nghệ thuật là tình yêu. Mùa hè 1810, cô gái kiên quyết khước từ lời cầu hôn của nhạc sĩ.
Sau khi Beethoven qua đời, một lá thư viết về tình yêu bất diệt của ông được tìm thấy. Cho tới ngày nay, các nhà viết tiểu sử vẫn cố gắng làm sáng tỏ bí ẩn về người phụ nữ trong bức thư. Thậm chí có bộ phim được dựng theo bức thư này với sự tham gia của diễn viên Gary Oldman nhằm khám phá cuộc sống và tình yêu của nhà soạn nhạc.
9. Beethoven ốm yếu vì mắc nhiều chứng bệnh
Vào khoảng 30 tuổi, Ludwig van Beethoven bắt đầu biểu lộ những triệu chứng đầu tiên của bệnh xơ hóa thính giác và triệu chứng này ngày càng tồi tệ hơn, không có cách gì cứu vãn. Đến năm 1819 thì ông điếc hoàn toàn, chính vì vậy ông không còn trình diễn nữa cũng như không thể chỉ huy dàn nhạc được. Việc giao tiếp lúc này đối với ông cũng vô cùng khó khăn.
Nhà soạn nhạc nổi tiếng còn mắc một số căn bệnh như viêm đại tràng, thấp khớp, viêm gan mãn tính. Bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân chính khiến ông qua đời là suy gan trầm trọng.
Tuy nhiên vào giữa tháng 11 năm 2005, Trung tâm Nghiên cứu Beethoven, thuộc Đại học San Jose (Hoa Kỳ) chính thức tuyên bố đã tìm ra hộp sọ của Beethoven. Đây là tài sản thừa kế của nhà doanh nghiệp Paul Kaufmann (người gốc Áo, hiện đang sống tại Danville, California, Hoa Kỳ).
Chiếc hộp sọ này gồm 13 mảnh (2 mảnh lớn phía sau sọ, 11 mảnh nhỏ) được khai quật năm 1863 rồi được cất giữ tại Pháp trước khi được chuyển giao cho Paul Kaufmann vào năm 1990.
Qua nghiên cứu hộp sọ (có so sánh DNA với các mẫu tóc của Beethoven), một số giả thuyết về cái chết của ông đã bị bác bỏ (bệnh Crohn) hoặc được củng cố (hàm lượng chì cao).
10. Hàng nghìn người có mặt tại đám tang của Beethoven
Năm 1827, khoảng 20.000 người tham dự lễ tang của Beethoven. Mặc dù có nhiều người chưa từng gặp ông, họ đến viếng vì lòng ngưỡng mộ, cảm mến trước tượng đài âm nhạc thế giới.
Những kiệt tác âm nhạc của Beethoven như: Bản giao hưởng số 2 Rê trưởng, Giao hưởng số 3 Mi giáng trưởng (Anh hùng ca), Giao hưởng số 5 Đô thứ (Định mệnh), Giao hưởng số 6 Fa trưởng (Đồng quê), Giao hưởng số 7 La trưởng, Giao hưởng số 9 Rê thứ (Niềm vui), các bản sonata Bi tráng, Ánh trăng…
Tổng hợp