Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn - vị anh hùng lỗi lạc trong lịch sử Việt Nam mà cả châu Âu và Trung Quốc đều muốn có

Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo) là anh hùng dân tộc, nhà văn hóa vĩ đại trong lịch sử Việt Nam. Làm tướng, ông biết dẹp bỏ “thù nhà” dốc lòng báo đền “nợ nước” góp công lớn ba lần đánh bại quân Nguyên. Ông còn là tác giả của hai bộ binh thư và đặc biệt bài “Hịch tướng sĩ” nổi tiếng còn lưu truyền đến ngày nay.

Ví như đổi được đất, dân Việt sinh ra ở phương Bắc, châu Âu đã không bị kỵ binh Mông Cổ giày xéo cả vạn dặm – Nếu như trời sinh thiên tài này ở nhà Tống, thì lịch sử Trung Quốc trước đây đâu có chuyện bị triều đại nhà Nguyên độ hộ một trăm năm.

Đó là câu đối chưa biết tên tác giả mà cố giáo sư Lưu Trung Khảo đọc trong một buổi ra mắt sách tại Hoa Kỳ.

Nguyên văn tiếng Trung của câu đối là:

地 轉 我 種 越 居 北 方, 歐 洲 境 內 無 蒙 騎 樅 橫 千 萬 里

天 生 此 良 材 於 宋 室, 中 國 史 前 免 元 朝 都 護 一 百 年

Dịch Hán Việt là:

Địa chuyển ngã chủng Việt cư Bắc phương, Âu châu cảnh nội vô Mông kỵ tung hoành thiên vạn lý.

Thiên sinh thử lương tài ư Tống thất, Trung Quốc sử tiền miễn Nguyên Triều đô hộ nhất bách niên.

Diễn nghĩa là:

Ví như đổi được đất, dân Việt sinh ra ở phương Bắc, châu Âu đã không bị kỵ binh Mông Cổ giày xéo cả vạn dặm

Nếu như trời sinh thiên tài này ở nhà Tống, thì lịch sử Trung Quốc trước đây đâu có chuyện bị triều đại nhà Nguyên độ hộ một trăm năm

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn - vị anh hùng lỗi lạc trong lịch sử Việt Nam mà cả châu Âu và Trung Quốc đều muốn có

Câu đối trên ý chỉ một vị tướng người Việt đã lãnh đạo nhân dân đánh bại vó ngựa Mông Nguyên. Ông chính là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.

Vị anh hùng này đã làm được điều mà cả châu Âu và Trung Quốc không ai làm được. Vì anh hùng này đã giúp Đại Việt bóp nát ý đồ thâu tóm, đàn áp, đô hộ của quân Nguyên Mông. Vó ngựa Nguyên Mông hùng mạnh trở thành “quả hồng mềm” trước quân đội phương Nam.

Vó ngựa Mông Cổ – nỗi kinh hoàng của cả thế giới

Dựa trên khả năng giành chiến thắng mang tính quyết định và khả năng chi phối các quốc gia khác, chuyên gia quân sự Zachary Keck đã liệt kê ra 3 đội quân mạnh nhất thời cổ đại và trung đại là: La Mã, Mông Cổ và Ottoman. Trong đó, vó ngựa Mông Cổ là nỗi khiếp sợ của cả thế giới.

Người Mông Cổ có số lượng tối đa chỉ khoảng 1 triệu. Khi họ bắt đầu các cuộc chinh phạt vào năm 1206 – đã cố gắng đánh chiếm và chinh phục hầu hết các lục địa Á – Âu trong 100 năm.

Họ đã đánh bại các quân đội và quốc gia đông gấp hàng chục lầm, thậm chí hàng trăm lần dân số Mông Cổ. Quân đội Mông Cổ là lực lượng không thể cản bước, xuất hiện bất thình lình để rồi thống trị cả Trung Đông, Trung Quốc và Nga.

Tại châu Âu, sau một thời gian tung hoành chiếm hết Trung Á, vó ngựa Mông Cổ dồn tiến vào châu lục này. Các thành phố như Moscow đều bị đốt cháy. Liên minh châu Âu được thành lập nhằm chống lại quân Mông Cổ cũng bị đập tan. Nhiều nước muốn cầu hòa, cống nạp cho người Mông Cổ.

Khi Vương công nước Nga chịu thần phục, quân Mông Cổ cho ván để lên đầu các Vương công Nga để đặt bàn tiệc ăn mừng. Lịch sử ghi nhận, có đến 6 Vương công đã bị đè đến chết.

Vó ngựa Mông Cổ reo rắc nỗi kinh hoàng khắp châu Âu. Biên niên sử còn chép lại: “Vó ngựa Mông Cổ đi đến đâu cỏ không mọc được đến đó”.

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn - vị anh hùng lỗi lạc trong lịch sử Việt Nam mà cả châu Âu và Trung Quốc đều muốn có

Ở châu Á, quân Mông Cổ đánh Trung Quốc là vào thời kỳ nhà Tống. Quân Tống khi ấy đại bại phải bỏ kinh thành tháo chạy hết lần này đến lần khác. Quân Mông Cổ “đuổi cùng giết tận”. 

Ấy vậy mà, vó ngựa Mông Cổ bị kìm chân trước Đại Việt. Vào năm 1258, quân Mông Cổ lần thứ nhất bại trận ở Đại Việt trong việc tìm cách mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam để đánh vào lãnh thổ Nam Tống.

Lần đó, quân Mông Cổ chưa dành toàn bộ tinh lực đánh bại Việt mà chỉ muốn thôn tính nốt nhà Nam Hán. Cuối cùng, năm 1279, Nam Tống hoàn toàn bị Mông Cổ thôn tính.

Trận đánh cuối cùng giữa Mông Cổ và quân Nam Tống là ở Nhai Môn trên biển. 20 vạn quân Tống đại bại dưới tay Mông Cổ. Thần phụ chính Lục Tú Phu thấy tình thế tuyệt vọng ôm vua Tống còn nhỏ nhảy xuống biển tự vẫn. Người Tống nhìn cảnh này đều than khóc rồi lần lượt nhảy biển theo vua, khung cảnh vô cùng bi thương.

7 ngày sau, hàng trăm ngày xác người nổi trên mặt biển. Đây được xem là 1 trong những sự kiện bi thương nhất lịch sử Trung Quốc.

Nhà Tống chính thức bị diệt vong, Đại Hãn Mông Cổ Hốt Tất Liệt của nhà Nguyên trở thành Hoàng đế Trung Hoa, Trung Quốc bị đô hộ suốt 100 năm. Đó là thời kỳ đen tốt nhất trong lịch sử Trung Quốc. 

Sau khi thôn tính được nhà Tống, quân Mông Cổ tiếp tục ý đồ mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam. Từ tháng 8/1279, Hốt Tất Liệt đã lệnh đóng chiến thuyền đánh Đại Việt và Nhật Bản.

Năm 1285, Hốt Tất Liệt phong con trai là Thoát Hoan làm Trấn Nam Vương dẫn chục vạn quân đánh Đại Việt lần 2. Song vó ngựa Mông Cổ đã bị chặn đứng bởi Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn - vị anh hùng lỗi lạc trong lịch sử Việt Nam mà cả châu Âu và Trung Quốc đều muốn có

Lúc xuất quân, Thoát Hoan hùng hổ bao nhiêu thì lúc về nước lại nhục nhã bấy nhiêu. Sử chép, Thoát Hoan đã phải chui ống đồng để tránh tên của quân dân Đại Việt. Hắn còn bắt lính khiêng chạy trốn về nước. 

Quân Mông Cổ chạy về địa phận Trung Hoa, quân Đại Việt “vượt biên” tiến sâu vào châu Tư Minh để tiêu diệt giặc khiến quân Nguyên kinh hồn bạt vía, chạy vẫn chưa hết run, đêm ngủ gặp ác mộng.

Nhưng dã tâm của quân Mông Cổ vẫn chưa dứt. Ngày 25/12/1287, vó ngựa Mông Cổ lại vượt biên sang đánh Đại Việt. Và lần này vẫn là Thoát Hoan cùng hàng chục vạn kỵ binh hùng mạnh. Thế nhưng vẫn bị chặn đứng bởi anh hùng Trần Quốc Tuấn. Mà ở thời kỳ đó, sử sách chép lại câu nói của Trần Quốc Tuấn: “Năm nay đánh giặc nhàn”. Quả vậy, vó ngựa Mông Cổ đại bại thêm lần nữa.

Nhật Bản, Chiêm Thành và Mến Điện cũng từng thắng quân Mông Cổ. Nhưng chiến thắng của Nhật Bản có được nhờ sự đóng góp quan trọng của “thiên thời”. Ngoài tinh thần cảm tử của quân Nhật ra, hai lần bão tố và thiên tai đã giúp người Nhật đánh chìm tàu Mông Cổ.

Trong cuộc kháng Nguyên tại Chiêm Thành và Mến Điện, về quy mô và tinh lực của quân Nguyên thì không thể so với lần xâm lược thứ 2 và thứ ba trên đất Đại Việt. Cuộc chiến với quân Nguyên ở Chiêm Thành cũng nhờ có Đại Việt cử viện binh tiếp ứng.

Còn với Đại Việt, chiến thắng vó ngựa Mông Cổ là chiến thắng vẻ vang với sự đồng lòng của quân dân và nhà vua. Đặc biệt, không thể không nhắc đến tài thao lược của Hưng Đạo Vương. Vậy vị anh hùng này đã dùng cách gì để đánh bại Mông Cổ?

Trần Quốc Tuấn khiến vó ngựa Mông Cổ đại bại như thế nào?

Kế sách đánh giặc “thần sầu” của Trần Quốc Tuấn

Vó ngựa Mông Cổ càn quét từ Á sang Âu khiến nhân loại lầm than. Thế nhưng, chưa ở đâu gặp phải kế sách từ ngoại giao đến đánh trận như Đại Việt.

Còn nhớ, trước khi tiến quân vượt biên đánh Đại Việt, nhà Nguyên đã cử sứ giả sang truyền lời uy hiếp. Thế nhưng, sứ giả Nguyên khi đến nơi bị nhà Trần bắt quỳ trước mặt vua theo đúng phép tắc, không có chuyện “ăn trên ngồi chốc”.

Khi đánh quân Nguyên xâm phạm lãnh thổ, Trần Quốc Tuấn đánh giặc với kế sách: Vườn không nhà trống, lấy ít địch nhiều, lấy yếu đánh mạnh, dùng đoản binh phá trường trận.

Quân Mông Cổ có thói quen, khi đánh nước khác sẽ đánh vào trung tâm chính trị (tức là kinh thành). Bởi dây là nơi tập trung đa phần quân chủ lực. Đánh kinh thành để tiêu diệt chủ tướng. Mà quân mất tướng thì chẳng khác nào rắn mất đầu. Từ đó có thể uy hiếp và dễ bề thôn tính cả một quốc gia.

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn - vị anh hùng lỗi lạc trong lịch sử Việt Nam mà cả châu Âu và Trung Quốc đều muốn có

Thế nhưng, Đại Việt dễ gì để cho vó ngựa Mông Cổ làm càn. Quân Đại Việt thực hiện rút lui chiến lược khỏi kinh thành theo kế sách “vườn không nhà trống”. Điều này khiến cho quân Nguyên bị hoang mang, choáng váng khi tiến quân vào kinh đô Đại Việt. Chúng không có gì để đánh, không có gì để cướp.

Quân Mông Cổ thực hiện chiến thuật đánh nhanh thắng nhanh, nhưng đại quân của nước Việt đã rút lui, bảo toàn lực lượng, chuyển sang thế giằng co để tiêu hao nhuệ khí của địch.

Trần Quốc Tuấn dùng các toán binh nhỏ liên tục chặn bước tiến của địch, đánh tiêu hao sinh lực địch, hủy hoại lương thực của địch rồi rút quân. Quân Nguyên bị tập kích rơi vào cảnh hoang mang cực độ.

Không đánh được quan chủ lực của nước Việt, đại quân hùng dũng của Mông Cổ mất dần nhuệ khí, mệt mỏi vì phải chống đỡ với các cuộc tập kích nhỏ lẻ. Dần dần tình hình quân Mông Cổ trở nên rất bi quan.

Lương thực cạn, quân sĩ mệt mỏi, muốn đánh cũng không biết đánh ở đâu, muốn phòng thủ cũng không biết nên phong thế nào. Vì quân Việt tập kích nhỏ lẻ, không có thời gian cố định cũng không biết sử dụng chiến thuật gì. Quân Mông Cổ thật sự bế tắc, nhuệ khí hết dẫn đến đại bại, rút chạy về nước.

Trần Quốc Tuấn đã vực dậy tinh thần quân dân Đại Việt thế nào?

Hịch tướng sĩ là áng thiên cổ hùng văn, tiêu biểu cho tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường chống giặc ngoại xâm. Trần Quốc Tuấn đã sử dụng Hịch tướng sĩ để khích lệ tinh thần quân dân. 

Bài Hịch mở đầu bằng những ví dụ về các bậc anh hùng trung nghĩa đã lấy thân mình chết thay vua để răn dạy quân sĩ.

“Ta từng nghe, Kỷ Tín đem mình chết thay, cứu thoát cho Cao Đế; Do Vu giơ lưng chịu giáo che chở cho Chiêu vương; Dự Nhượng nuốt than báo thù cho chủ; Thân Khoái chặt lấy tay cứu nạn cho nước; Kính Đức – một chàng tuổi trẻ, thân phò Thái Tông thoát khỏi vòng vây Thế Sung…

Từ xưa, các bậc trung thần nghĩa sĩ, bỏ mình vì nước, đời nào không có? Giả sử các bậc đó cứ khư khư theo thói nhi nữ thường tình thì cũng chết uổng nơi xó cửa, sao có thể lưu danh sử sách, để cùng bất hủ với đất trời?”… 

Hịch tướng sĩ còn kể tội ác của quân Nguyên Mông:

“… ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn tấc lưỡi cú diều mà lăng nhục triều đình, ỷ cái thân dê chó mà bắt nạt tể phụ. Thác lệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa để thỏa lòng tham khôn cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn. Thật khác nào ném thịt cho hổ đói, giữ sao cho khỏi tai vạ về sau…”.

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn - vị anh hùng lỗi lạc trong lịch sử Việt Nam mà cả châu Âu và Trung Quốc đều muốn có

Hịch tướng sĩ còn là nơi Trần Quốc Tuấn chia sẻ nỗi uất ức, căm thù giặc đến mức “tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, nước mắt đầm đìa, ruột đau như cắt…” của bản thân.

Đồng thời cũng phê phán nghiêm khắc thói ăn chơi hưởng lạc, thái độ bàng quan của một số tướng sĩ. Chỉ ra điều chính nghĩa, lẽ thiệt hơn cho binh sĩ khi mất nước, Trần Quốc Tuấn đã hiệu triệu tinh thần quyết tâm chống giặc ngoại xâm.

Ngoài ra, khi các tướng sĩ lo lắng Trần Quốc Tuấn có hiềm khích với nhà Trần, anh em không thể hòa thuận, ông đã tắm cho em họ của mình là Trần Quang Khải trên chiến thuyền trước sự reo hò của ba quân. 

Khi quân ta rút khỏi Thăng Long, người đi sau cùng là Trần Quốc Tuấn. Khi quân ta rút lui trước sức mạnh của giặc, nhà vua đã hội họp các tướng rồi dò hỏi: “Hay là nên hàng”, Trần Quốc Tuấn đã khẳng khái nói ngay: “Xin bệ hạ hãy chém đầu thần trước đã rồi hẵng hàng”.

Từ đó, mọi niềm tin của quân dân và triều đình đặt vào Trần Quốc Tuấn. Ông trở thành trụ cột của nhà Trần trong 2 lần đánh quân Nguyên Mông (thứ 2 và thứ 3).

Sách Đại Việt sử ký đã nhận xét: “Ông (Trần Quốc Tuấn) có tài mưu lược, anh hùng, lại một lòng giữ gìn trung nghĩa… Tiếng vang đến giặc Bắc, chúng thường gọi ông là An Nam Hưng Đạo Vương mà không dám gọi tên”.

Lòng trung thành sáng như nhật nguyệt của Trần Quốc Tuấn

Khi nhiều lời gièm pha nhắc đến mối thù nhà, Trần Quốc Tuấn liền hỏi hai gia nô cũng là tướng giỏi lúc đó là Yết Kiêu và Dã Tượng. Hai tướng đều đáp:

“Làm kế ấy tuy được phú quý một thời nhưng để lại tiếng xấu ngàn năm. Nay Đại Vương há chẳng đủ phú và quý hay sao? Chúng tôi thề xin chết già làm gia nô, chứ không muốn làm quan mà không có trung hiếu”. Nghe xong Quốc Tuấn rất cảm động.

Tiếp đó, Trần Quốc Tuấn lại vời con trai là Trần Quốc Tảng vào nói chuyện. Lúc này, Trần Quốc Tảng nhắc lại lời trăn trối của An Sinh Vương Trần Liễu, muốn cùng ông cướp ngôi.

Ông nổi giận rút gươm toan chém đứa con này. Nhưng dưới sự can ngăn của mọi người, ông thay đổi ý định nhưng từ đó kiên quyết không gặp Quốc Tảng. Thậm chí dặn dò sau này ông chết, đậy nắp quan tài rồi mới cho Tảng vào viếng.

Trần Hưng Đạo sống là người, thác là thánh. Các đạo sắc đều ca ngợi chiến công, oai linh, đức độ giúp dân giúp nước của Trần Hưng Đạo. Sắc của vua Tự Đức năm thứ 6 (1854) có đoạn: “Trần Hưng Đạo Đại Vương có công giúp nước, cứu dân, oai linh lẫm liệt, cảm ứng cả trời đất, được nhân dân sùng bái”…

Nguồn: Tổng hợp