Hàn Tín – Quốc sĩ vô song Kỳ 5: Không chiến mà khuất được binh người

Đánh thắng trận Tỉnh Hình khi cầm trong tay hơn 1 vạn quân Hán đối đầu với 20 vạn quân Triệu, nhưng không vì thế mà Hàn Tín cho rằng mình là dụng binh đệ nhất thiên hạ. Lúc này ông lại ra lệnh cho binh lính phải tìm cho bằng được một người…

>> Xem lại kỳ 1: Hàn Tín – Quốc sĩ vô song Kỳ 1: Tuổi thơ cơ cực, nhẫn nhục hơn người, chí khí cao xa
>> Xem lại kỳ 2: Hàn Tín – Quốc sĩ vô song Kỳ 2: Trước đoạn đầu đài không biến sắc – Sau đàn phong tướng chẳng động tâm
>> Xem lại kỳ 3: Hàn Tín – Quốc sĩ vô song Kỳ 3: Sửa sạn đạo lén vượt Trần Thương – Bơi thùng gỗ qua sông đánh Ngụy
>> Xem lại kỳ 4: Hàn Tín – Quốc sĩ vô song Kỳ 4: Ỷ số đông, quân Triệu chủ quan khinh địch – Dụng binh ít, Hàn Tín tử chiến công thành

Hàn Tín – Quốc sĩ vô song Kỳ 5: Không chiến mà khuất được binh người

Đó là ai? Chính là người đưa kế sách không cần đánh mà quân Hán cũng rơi vào tử địa – Lý Tả Xa.

Sau khi quân Hán tìm được Lý Tả Xa, Hàn Tín vô cùng cung kính mời Lý Tả Xa an toạ rồi thỉnh giáo. Hàn Tín hỏi: “Bước tiếp theo tôi nên làm gì?”. Lý Tả Xa đáp: “Tôi là bại tướng, làm sao có tư cách để nói đây?”. 

Hàn Tín nói: “Không phải vậy. Sở dĩ quân Triệu thất bại bởi vì họ không tiếp nhận kiến nghị của ông. Kiến nghị của ông bản thân không có vấn đề gì.

Bách Lý Hề thời Xuân Thu trước là quan nước Ngu, về sau nước Ngu bị diệt, ông đã được Tần Mục Công dùng năm tấm da dê chuộc về, làm quan đại phu ở nước Tần, giúp Tần Mục Công thực xưng bá chư hầu.

Đây vốn không phải Bách Lý Hề ở nước Ngu thì dại mà về nước Tần thì khôn, cũng không phải vì ông không chịu tận sức cho nước Ngu.

Mà bởi quân vương nước Ngu không chịu nghe theo kế của ông, còn Tần Mục Công lại tiếp nhận kế sách của ông. Giả sử Trần Dư nghe theo kế của túc hạ thì bọn Tín tôi đây cũng đã bị bắt rồi. Chỉ vì ông ta không dùng mưu của túc hạ cho nên Tín mới được hầu chuyện đó thôi”.

Hàn Tín – Quốc sĩ vô song Kỳ 5: Không chiến mà khuất được binh người

Lý Tả Xa nói: “Kẻ trí suy nghĩ nghìn lần ắt có một lần sai, kẻ dại suy nghĩ nghìn lần ắt có một lần đúng. Nay tôi nói cho ông cách nghĩ của tôi. 

Tướng quân tháng Tám (năm 205 TCN) xuất binh, đến tháng Chín diệt nước Nguỵ, tháng Chín nhuận năm đó diệt được nước Đại, tháng Mười diệt được nước Triệu. Cho nên tướng quân đánh trận quả thật ‘xuất quỷ nhập thần’. Danh tiếng của tướng quân hiện tại rất lớn. Đây là sở trường của ngài. 

Sở đoản của tướng quân là gì? Đó là lương thực không đủ, binh sĩ chưa qua huấn luyện, số lượng binh còn lại quá ít, thêm nữa mọi người đã rất mệt mỏi rồi.

Nếu ngài muốn tiến binh thì mục tiêu tiếp theo là gì? Chính là nước Yên. Binh lính của tướng quân đã mỏi mệt đến mức độ này, nếu tiếp tục đánh Yên, tôi e rằng ngài sẽ rất nhanh bại trận. Hơn nữa lương thảo của ngài không đủ, đây lại là một nguy cơ rất lớn. Vậy phải làm thế nào?

Tôi khuyên ngài nên dùng sở trường của ngài, dựa vào uy chấn quân đội, danh tiếng của ngài để hù doạ nước Yên. Ngài không cần phải đánh mà hãy hù doạ họ để họ đầu hàng. 

Sau khi nước Yên đầu hàng, ngài tiến về đông là nước Tề. Nếu tiến về đông nữa là biển Bột Hải. Đến khi đó về cơ bản là bình định xong. Sau khi nước Yên đầu hàng, ngài dùng nước Yên làm hình mẫu để khiến nước Tề đầu hàng. Như vậy là định được thiên hạ”. 

Hàn Tín nghe xong tấm tắc khen hay, lập tức cử sứ giả đến nước Yên dâng thư cho Yên vương, trình bày lợi hại khuyên họ quy hàng. Yên vương khiếp sợ uy danh của Hàn Tín, quả nhiên đầu hàng, bỏ Sở theo Hán.

Vừa hay chủ ý của Lý Tả Xa lại khớp với điều trong Binh pháp Tôn Tử. 

Trong chương thứ ba – Thiên Mưu công sách Binh pháp Tôn Tử viết: “Không chiến mà khuất được binh người, ấy mới là người giỏi trong những người giỏi”.

Tôn Vũ là đại tướng bách chiến bách thắng nhưng Tôn Vũ không khuyến khích chiến tranh. Hơn nữa ông cho rằng: “Bách chiến bách thắng không phải là người giỏi trong những người giỏi”. Tại sao?

Bởi vì dù thiện chiến thế nào thì khi giao chiến chắc chắn sẽ có tổn thất về người và của, cho nên không chiến mà vẫn giành được thắng lợi, dẹp được mối hoạ từ lúc chưa thành hình, đây mới là chỗ cao minh của việc dụng binh.

***

Khi Hàn Tín một đường đông tiến, một đường khải hoàn ca, thì Lưu Bang đang ở thế giằng co với Hạng Vũ ở Huỳnh Dương và Thành Cao. 

Hàn Tín – Quốc sĩ vô song Kỳ 5: Không chiến mà khuất được binh người

Trong khoảng thời gian đó Lưu Bang nhiều lần binh bại, thập tử nhất sinh. Sau khi Lưu Bang để mất Huỳnh Dương và Thành Cao, tình thế của ông vô cùng nguy hiểm.

Hán vương mang theo mấy chục người chạy khỏi chiến địa, nhưng không về Quan Trung mà là chạy lên chỗ doanh trại của Hàn Tín. 

Rốt cuộc Lưu Bang đến doanh trại của Hàn Tín để làm gì và bước tiếp theo của Hán – Sở tranh hùng sẽ như thế nào? Kính mời quý độc giả đón xem phần tiếp theo.

Theo Mạn Vũ

>> Xem tiếp Kỳ 6: Hàn Tín – Quốc sĩ vô song Kỳ 6: Dùng thuỷ công bình định đất Tề