Nổi danh là bậc mưu sĩ kỳ tài bậc nhất Tam Quốc, rốt cục lú do gì Gia Cát Lượng cứ đánh là thua khi Bắc phạt? 8 chữ này giải mã tất cả.

Không chỉ có tài trí, mưu lược hơn người, Gia Cát Lượng còn được biết đến là một trong những bậc trung thần kiệt xuất trong lịch sử Tam Quốc.

Từ việc vạch ra Long Trung đối sách, giúp Lưu Bị có thể phân tranh thiên hạ, tạo thành thế chân vạc nổi tiếng thời Tam Quốc, Gia Cát Lượng giỏi giang tới mức nào có lẽ không phải là vấn đề cần bàn cãi.

Thậm chí, ngay cả Tư Mã Ý, kỳ phùng địch thủ của Gia Cát Lượng, cũng phần nào phải kiêng dè, nể sợ trước tài năng thao lược của vị quân sư hiếm có của Thục Hán.

Sau khi Quan Vũ tử trận, Kinh Châu bị mất, Lưu Bị sau đó đã quyết định tập trung lực lượng thảo phạt Đông Ngô để báo thù cho mãnh tướng nổi danh của Thục Hán.

Thế nhưng, do nóng vội nên Thục Hán đại bại ở trận Di Lăng (221- 222). Kết cục thảm bại này là một đòn chí mạng với Lưu Bị và nhà Thục Hán. Vị quân chủ của Thục Hán không lâu sau đổ bệnh và qua đời ở thành Bạch Đế vào tháng 6/223.

Trước lúc qua đời, ở thành Bạch Đế, Lưu Bị đã phó thác con trai Lưu Thiện cho thừa tướng Gia Cát Lượng.

Gia Cát Lượng Bắc phạt cứ đánh là thua: Mãnh tướng này giải mã bằng 8 chữ trước khi chết - Ảnh 1.
Trước khi qua đời, Lưu Bị đã phó thác con trai là Lưu Thiện cho Gia Cát Lượng.

Nhờ có tài năng trị quốc xuất chúng của Gia Cát Lượng, chỉ trong vài năm, nhà Thục Hán vẫn giữ được thế chân vạc trong Tam Quốc. Tuy nhiên, trên chiến trường, đặc biệt là chiến dịch Bắc phạt lại liên tiếp gặp thất bại.

Sau khi Lưu Bị qua đời, quả thực, nhờ Gia Cượng phát triển kinh tế, quân sự… làm cho quốc phú, binh cường. Thục Hán phát triển thậm chí còn hơn cả thời kỳ Lưu Bị trị vì. Bấy giờ, quân sự cũng đủ mạnh để thực hiện tham vọng tranh bá thiên hạ. Do đó, Gia Cát Lượng quyết định thực hiện chiến dịch Bắc Phạt. Đây cũng được coi là nguyện vọng cả đời của quân chủ Lưu Bị.

Vậy, vì sao Gia Cát Lượng và Thục Hán lại liên tiếp gặp thất bại? Hãy cùng nhìn lại những lần bắc phạt của vị quân sư này.

5 lần Bắc phạt liên tiếp thất bại

Với lần Bắc phạt đầu tiên, sau khi dùng kế chia rẽ quan hệ giữa Tào tháo và Tư Mã Ý, Gia Cát Lượng thắng như chẻ tre, kết quả hạ được 3 thành, khiến quân Tào trở tay không kịp.

Mọi thứ dường như đang diễn ra rất thuận lợi, Thục Hán có thể chiếm được toàn bộ Lương Châu. Nhưng dưới sự chỉ huy của Mã Tắc, Nhai Đình nhanh chóng thất thủ, khiến Thục Hán rơi vào tình cảnh khó khăn. Điều này cũng khiến cho kế sách Bắc phạt của Gia Cát Lượng bị xáo trộn, sau cùng phải rút quân. Kết thúc lần Bắc phạt thứ nhất, Gia Cát Lượng ra lệnh xử trảm Mã Tắc.

Đến lần Bắc phạt thứ hai, Gia Cát Lượng áp dụng nhiều công nghệ mới, thậm chí còn khiến cho Tư Mã Ý không kịp phòng bị. Nhưng cuối cùng do quân lương thiếu hụt, đồng thời viện binh của Tào Ngụy kéo đến, nên Gia Cát Lượng đành phải ra lệnh rút lui.

Lần thứ ba Bắc phạt cũng không thành do Trương Bào tử trận khiến Gia Cát Lượng đổ bệnh.

Đến lần thứ tư, đợi đến khi Tào Chân qua đời, Gia Cát Lượng mới quyết định xuất quân. Không những cắt được đường vận chuyển quân lương của Tào Ngụy, Gia Cát Lượng còn đánh bại Tư Mã Ý ở trận Lỗ Thành.

Tuy nhiên, đúng lúc này, do trúng kế ly gián của của Tào Ngụy nên Lưu Thiện bất ngờ ra lệnh rút quân, khiến cuộc Bắc phạt lần thứ tư kết thúc thất bại.

5 câu nói kinh điển của Tư Mã Ý, nếu biết tận dụng sẽ có lợi cả đời
Gia Cát Lượng nhiều lần khiến địch thủ là Tư Mã Ý trở tay không kịp trên chiến trường.

Năm 234, Gia Cát Lượng lại tiếp tục mang quân đánh Ngụy, bắt đầu lần Bắc phạt thứ năm. Không ngờ trong cuộc chiến này, Tư Mã Ý chỉ thủ, không chịu ứng chiến. Bấy giờ, do ngày đêm vất vả, mệt mỏi cả về thể xác lẫn tinh thần, Gia Cát Lượng mắc bệnh rồi cuối cùng chết ở gò Ngũ Trượng.

Hao binh tổn tướng, nhọc công đêm ngày để vạch ra những kế sách đối phó với Tào Ngụy, vậy tại sao Gia Cát Lượng đều liên tiếp chịu thất bại trong năm lần Bắc phạt? Gốc rễ vấn đề được một nhân vật trước khi chết hóa giải bằng một câu gồm 8 chữ.

Đó chính là Khương Duy, một đại tướng của Thục Hán, đồng thời cũng là học trò của Gia Cát Lượng.

Khương Duy nói 8 chữ chỉ ra nguyên nhân thất bại

Năm 263, sau khi dẹp bỏ hầu hết các lực lượng chống đối, quyền thần Tư Mã Chiêu của Tào Ngụy quay sang tiến đánh Thục Hán. Trong khi Khương Duy trấn thủ ở Kiếm Các, ngăn đại quân của Chung Hội, bất ngờ một tướng khác của Tào Ngụy là Đặng Ngải lại lẻn qua Âm Bình để tập kích Thành Đô (kinh đô của Thục Hán). Tuy nhiên, lúc này Lưu Thiện lại đầu hàng khiến Khương Duy đành phải giả đầu hàng để có cơ hội phục quốc.

此人谋略不输诸葛亮,枪法不输赵云,拥兵十万,输给一个宦官_姜维
Câu nói cuối cùng của Khương Duy trước khi mất giúp tiết lộ nguyên nhân Gia Cát Lượng 5 lần chịu thất bại khi Bắc phạt.

Sau này, khi cơ hội đến, Khương Duy đã liên kết với Chung Hội để tạo phản. Tuy nhiên, sự việc bại lộ khiến Khương Duy phải bỏ mạng. Trước lúc lâm chung, Khương Duy có nói một câu gồm 8 chữ chỉ ra nguyên nhân khiến Gia Cát Lượng liên tiếp thất bại khi Bắc phạt.

Câu nói đó là: “Ngã kế bất thành, nãi thiên mệnh dã” (có nghĩa là: Kế của ta không thành, đó là do mệnh trời).

Câu nói vào những giây phút cuối đời của Khương Duy đã chỉ gốc rễ nguyên nhân khiến Gia Cát Lượng Bắc phạt thất bại liên tiếp. Thứ nhất, do thực lực của nhà Hán không đủ mạnh, vốn không phải là đối thủ của Tào Ngụy. Đây là ý trời.

Thứ hai, câu nói này cũng ngụ ý trách hậu chủ Lưu Thiện. Bởi nếu Lưu Thiện không tin lời sàm ngôn, không nhanh chóng đầu hàng thì Thục Hán cũng không đến mức diệt vong.

Với sự thật về Thục Hán cùng vị quân chủ như vậy, dù Gia Cát Lượng có thần cơ diệu toán thì cuối cùng cũng phải liên tiếp chịu thất bại.

Bài viết tham khảo nguồn: Sohu, KKnews, Sogou