Chuyện bà Hoàng thái hậu Từ Dũ sống thọ qua 10 đời vua Triều Nguyễn

Sinh thời, Hoàng Thái Hậu Từ Dũ (Từ Dụ) nổi tiếng là người đoan chính, nhã nhặn, đức độ. Bà được lịch sử ghi nhận là người sống thọ nhất trong số các bà hoàng của chế độ phong kiến Việt Nam khi đã sống qua 10 đời vua trong số 13 đời vua Triều Nguyễn.

Hoàng Thái hậu Từ Dũ (hay Từ Dụ) tên húy là Phạm Thị Hằng, sinh ngày 9/5 năm Canh Ngọ (1810) tại Gò Công (nay là huyện Gò Công, tỉnh Tiền Giang).

Thuở nhỏ, bà hoàng Từ Dũ nổi tiếng hiếu hạnh, thông minh, làu thông kinh sử, hiền thục, nết na. Năm 14 tuổi, bà được Thuận Thiên Cao Hoàng hậu Trần Thị Đang, mẹ vua Minh Mạng tuyển triệu vào cung để theo hầu Nguyễn Phúc Miên Tông (sau này là vua Thiệu Trị), con trai vua Minh Mạng.

Nổi tiếng thông minh và linh hoạt nên bà được vua Thiệu Trị thương mến. Năm Thiệu Trị thứ 3 (1843), vua sắc phong cho bà Từ Dũ chức Thành phi. Năm Thiệu Trị thứ 6 (1846) bà được tấn phong chức Quý phi.

Chuyện bà Hoàng thái hậu Từ Dũ sống thọ qua 10 đời vua Triều Nguyễn

Khi Vua Thiệu Trị tại vị, bà được vua cho phép ngồi sau bức rèm để nghe vua và các quan đại thần bàn việc nước những lúc thiết triều. Vua Thiệu Trị yêu quý bà đến mức không bao giờ gọi tên mà chỉ gọi bà là “Phi”.

Sử triều Nguyễn chép rằng, nhiều khi vua Thiệu Trị ngồi đọc sách đến nửa đêm, bà vẫn bên cạnh vua để hầu hạ. Bà cũng là người thường xuyên khuyên nhủ các cung nữ trong cung hãy chuyên cần công việc.

Lúc được ân huệ gì của vua ban, bà không bao giờ tranh giành chọn lựa. Trong cung có ai làm điều sai trái bị vua quở trách bà sẵn sàng chịu tội thay cho.

Đặc biệt, bà sống rất giản dị, cần kiệm, dân dã. Sử chép lại, có hôm vua vào cung thấy nơi bà ngồi có cái quạt, vải sờn, nan gãy… sai người đem đổi vật dụng mới hơn nhưng bà không cho, bà bảo còn dùng được thì dùng, vứt đi uổng, vả lại cái mới thì qua thời gian cũng phải cũ như thế.

Chuyện bà Hoàng thái hậu Từ Dũ sống thọ qua 10 đời vua Triều Nguyễn

Năm Thiệu Trị thứ 7 (1847), vua không khỏe, gọi các quan đại thần đến dạy: Quý phi là nguyên phối (vợ đầu) của trẫm, phúc đức hiển minh, đã giúp trẫm việc nội chính trong 7 năm qua. Đến nay, ý trẫm muốn sách lập quý phi làm hoàng hậu chính vị trong cung!. Tiếc thay, Vua Thiệu Trị băng hà khi chưa kịp sắc phong cho bà.

Vua mất, bà hết sức buồn rầu, thường ra Hoàng Lăng quỳ than khóc. Mỗi năm đến ngày giỗ vua Thiệu Trị, bà đều mặc lễ phục đứng hầu trước điện thờ, trọn đạo làm vợ, thủy chung trọn đời.

Vua Thiệu Trị qua đời, con trai bà là Hồng Nhậm được chọn nối ngôi, tức vua Tự Đức. Vua kính dâng tôn hiệu cho mẹ là Hoàng Thái hậu Từ Dũ. Tuy nhiên, bà đã khước từ tôn hiệu cao quý đó vì lý do Vua Thiệu Trị mới băng hà lòng còn buồn thương, Vua Tự Đức mới lên ngôi nên bà chưa an lòng.

Chuyện bà Hoàng thái hậu Từ Dũ sống thọ qua 10 đời vua Triều Nguyễn
Tượng đài hoàng thái hậu Từ Dũ tại Bệnh viện Từ Dũ, TP.HCM. Ảnh: Bảo tàng lịch sử TP.HCM.

Đến 2 năm sau, bà mới chịu làm lễ tấn tôn, nhưng chỉ tổ chức đơn giản không tốn kém. Sinh thời, Vua Tự Đức rất nghe lời dạy bảo của mẹ. Những lời chỉ dạy của bà đều được vua chép vào sách.

Hoàng Thái hậu Từ Dũ luôn được mọi người ca ngợi và thán phục. Bà đã nêu cao tấm gương sáng tuyệt vời về phẩm hạnh và đức độ của người phụ nữ Việt Nam.

Chuyện bà Hoàng thái hậu Từ Dũ sống thọ qua 10 đời vua Triều Nguyễn
Diễn viên Hồng Đào đảm nhận vai Thái Hậu Từ Dũ trong Trong bộ phim Phượng Khấu

Bà trở thành niềm cảm hứng của thi văn. Nhiều sách viết về Hoàng Thái Hậu Từ Dũ ra đời. Mới đây, bộ phim Phượng Khấu đã ra mắt khán giả. Bộ phim xoay quanh giai đoạn từ năm 1840 đến năm 1847 – khi bà Từ Dụ đưa con trai, hoàng tử Hồng Nhậm lên ngôi. Trong bộ phim Phượng Khấu, diễn viên Hồng Đào được giao đảm nhận.

Theo Tri thức và cuộc sống