Bậc thánh nhân Khổng Tử với những lời dạy

Khổng Tử được mệnh danh là Bậc Thánh nhân trong cuộc sống, được biết đến là nhà tư tưởng, nhà triết học, nhà giáo dục, nhà chính trị, nhà biên khảo nổi tiếng người Trung Hoa. Các bài giảng và triết lý của Khổng Tử có ảnh hưởng sâu rộng đối với đời sống và tư tưởng của các dân tộc Đông Á.

Con người ta sinh ra lớn lên già cả rồi bệnh tật mất đi. Cát bụi lại trở về cát bụi. Âu cũng là quy luật thường tình của một kiếp người. Sinh, lão, bệnh, tử vốn là như vậy. Tuổi trung niên đã có những bước thăng trầm trong cuộc sống, có những thành công, có những thất bại trong cuộc sống vật chất, cuộc sống tình cảm đôi lứa.

Đi qua rồi ngẫm lại mới thấy rằng kinh nghiệm cuộc sống đường đời sẽ mãi là những bài học mới cho tất cả chúng ta, dù ở địa vị nào, số phận nào đi chăng nữa. Sang hèn trong kiếp con người ta, không hơn thì cố gắng bằng người, để trong thiên hạ dù là gay đi chăng nữa không để người ta cười người ta khinh.

Các bậc tiền bối như Khổng Tử dạy đời bằng một quá trình đúc kết kinh nghiệm cuộc sống chắt lọc từ thực tế mà nên triết lý sống.

Khổng Tử với những lời dạy "quý hơn vàng" ai cũng cần nhớ

Những triết lý của Khổng Tử tập trung vào bồi dưỡng đức hạnh của cá nhân và răn dạy con người bằng đạo đức “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Những triết lý này của Khổng Tử được mở rộng thành hệ thống triết học Khổng giáo mà sau này, các học thuyết khác ở Trung Hoa như Pháp Gia và Đạo Gia (Thời Hán).

Ở Châu Âu, triết học Khổng giáo được Matteo Ricci đưa vào Châu Âu và ông cũng là người đầu tiên “La tinh hoá” tên của Khổng Tử thành “Confucius”. Cho đến thế hệ mai sau, Khổng giáo vẫn được xem là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới, đặc biệt là dân tộc Trung Quốc.

Những câu nói hay của Khổng Tử về cuộc sống

  • Ai chinh phục được chính bản thân mình thì họ chiến binh hùng mạnh nhất.
  • Đừng bao giờ làm bạn với những người không có gì tốt hơn mình.
  • Mỗi khi cơn tức giận nổi lên, hãy suy nghĩ về những hậu quả sẽ diễn ra.
  • Bằng ba phương pháp chúng ta có thể học được sự khôn ngoan: Thứ nhất, bởi sự quán chiếu chính là cao quý; thứ hai, bằng cách bắt chước, cách này dễ nhất và thứ ba là bằng kinh nghiệm, đó là cách cay đắng nhất.
  • Khả năng của con người sẽ không bao giờ bắt kịp được nhu cầu xã hội.
  • Những gì người có địa vị cao thường tìm kiếm là ở bản thân mình; những gì người có địa vị thấp bé thường tìm kiếm là ở những người khác.
  • Bất cứ nơi nào bạn đi, hãy đi bằng tất cả trái tim.
Khổng Tử với những lời dạy "quý hơn vàng" ai cũng cần nhớ
  • Hãy đưa hướng dẫn cho những người tìm kiếm kiến thức sau khi họ đã phát hiện ra sự thiếu hiểu biết của chúng ta.
  • Nghĩ đến cơ thể thì đừng mong cầu không tật bệnh, vì không tật bệnh thì tham dục dễ sanh.
  • Lỗi lầm thật sự là có lỗi nhưng không sửa đổi nó.
  • Mọi thứ đều có vẻ ngoài tuyệt vời nhưng không phải ai cũng nhìn thấy điều đó.
  • Dở nhất trong trong cách cư xử là không thấy lỗi sai của mình.
  • Khi bạn yêu một điều gì có nghĩa là bạn muốn điều đó sống.
  • Sự im lặng là người bạn thật sự và không biết phản bội.
  • Cứu xét tâm tính thì đừng mong không khúc mắc, vì không khúc mắc thì sở học không thấu đáo.
  • Dùng thì đừng nghi ngờ, nghi ngờ thì đừng dùng.
  • Có kiến thức – không nghi ngờ, có lòng nhân – không ưu tư, có dũng cảm – không sợ hãi.
  • Danh không chính, lời chẳng xuôi.
  • Vô minh là đêm của tâm, nhưng đêm đó là đêm không có trăng và sao.
  • Học mà không đăm chiêu là vô ích, suy nghĩ mà không học là hiểm nghèo.

Những câu nói hay của Khổng Tử về quân tử

  • Ngồi bàn tiệc đừng ra vẻ anh hùng, rượu đã làm cho nhiều người gục ngã.
  • Điều mà người quân tử suy nghĩ và trằn trọc chính là “đức hạnh”, điều mà kẻ tiểu nhân ngày đêm lo nghĩ chính là bổng lộc, lợi ích.
  • Nếu có người khạc nhổ sau lưng bạn, điều đó có nghĩa là bạn đang ở phía trước họ.
  • Nếu ghét một người có nghĩa là bạn đang thất bại trước người đó.
  • Làm ơn đừng cầu mong đền đáp, cầu mong đền đáp ấy là người có mưu tính.
  • Quân tử giúp người không bao giờ so đo tính toán, kẻ tiểu nhân so đo tính toán mà không giúp người. Người quân tử hòa mình, không cùng người khác câu kết; kẻ tiểu nhân lại câu kết, móc mỉa người khác mà không hòa mình cho dù bề ngoài thì tỏ ra hòa mình với mọi người.
  • Trước khi bạn bắt tay trả thù ai đó, hãy đào hai cái mộ.
  • Người quân tử nghiêm khắc với mình, người tiểu nhân lại khắt khe với người.
  • Người tài đức làm rồi mới nói, họ nói theo những việc đã làm.
  • Mất niềm tin vào bạn bè còn xấu hổ hơn bị bạn bè lừa dối.
Khổng Tử với những lời dạy "quý hơn vàng" ai cũng cần nhớ
  • Điều mà người quân tử suy nghĩ và trằn trọc chính là “đức hạnh”, điều mà kẻ tiểu nhân ngày đêm lo nghĩ chính là bổng lộc, lợi ích.
  • Người không có chữ Tín sẽ không làm nên việc gì cả.
  • Thấy lợi đừng nhúng tay ngay, nhúng tay có ngày hắc ám tâm trí.
  • Có 3 dạng bạn bè ích lợi và có 3 dạng làm nguy hại. Bạn ngay thẳng, bạn trung thực và bạn học rộng hiểu nhiều là bạn lợi ích. Bạn làm bộ làm tịch, bạn ưa chiều chuộng và bạn hay gian xảo, nịnh bợ là bạn nguy hiểm.
  • Người quân tử yêu cầu đó là bản thân, loại tiểu nhân yêu cầu đó là mọi người.
  • Người quân tử luôn hướng lên, hướng xa, kẻ tiểu nhân thì lại càng ngày hướng xuống dưới.
  • Điều mà người quân tử suy nghĩ và lo âu chính là “đức hạnh”, điều mà kẻ tiểu nhân đăm chiêu lo nghĩ chính là bổng lộc, lợi ích.
  • Có kiến thức thì không nghi ngờ, có lòng nhân thì không ưu tư, có dũng cảm thì không sợ hãi.
  • Có 3 dạng bạn bè ích lợi và có 3 dạng làm nguy hại. Bạn ngay thẳng, bạn trung thực và bạn học rộng hiểu nhiều là bạn lợi ích. Bạn làm bộ làm tịch, bạn ưa chiều chuộng và bạn hay gian xảo, nịnh bợ là bạn nguy hiểm.

Những câu nói hay của Khổng Tử về thành công

  • Làm việc đừng mong dễ dàng thành công. Vì nếu dễ dàng thành công thì bản thân thường kiêu ngạo.
  • Ai cũng có quyền được học hành, được hưởng nền giáo dục, không phân biệt loại người.
  • Hãy tìm ngọn nến nhỏ để thắp lên, đừng ngồi đó nguyền rủa bóng tối nữa.
  • Học cho rộng, hỏi cho kỹ, nghĩ cho thấu đáo, phân biệt cho rõ, làm cho hết sức.
  • Một người không suy nghĩ và lập kế hoạch lâu dài sẽ gặp rắc rối ngay tại cửa nhà mình.
  • Nhìn vào những lợi ích nhỏ nhặt sẽ cản trở hoàn thành những việc lớn lao.
  • Sự nghiệp đừng mong bằng phẳng dễ đi, vì không gặp phải thử thách nguyện không bất khuất.
  • Hãy chọn công việc mà bạn thích, bạn sẽ không phải làm việc ngày nào trong cuộc sống của mình.
Khổng Tử với những lời dạy "quý hơn vàng" ai cũng cần nhớ
  • Sự nghiệp không nên cầu mong không có chông gai, trắc trở vì không có sự nghiệp, ý chí sẽ không vững vàng.
  • Không quan trọng việc bạn đi chậm thế nào, miễn là đừng bao giờ dừng lại.
  • Người không biết lo xa sẽ gặp phải phiền hà trước mắt.
  • Đừng lo mình không có chức vị, chỉ lo mình không đủ tài để nhận lấy chức vị đó.
  • Trong đời đừng cầu không thử thách, vì không thử thách thì kiêu xa nổi dậy.
  • Kẻ ngốc khinh miệt lời khuyên tốt, người khôn ngoan sẽ ôm nó vào lòng.
  • Đá quý không thể được đánh bóng mà không có ma sát, con người không thể tốt lên mà không trải qua kỉ luật.
  • Bản chất của kiến ​​thức là có nó và áp dụng nó, nếu không có kiến thức, hãy thú nhận sự thiếu hiểu biết của bản thân.
  • Giống như nước, người khôn ngoan sẽ biết thích nghi với nghịch cảnh.
  • Cây dừa dẻo dai luôn sống sót qua cơn bão, cây sồi hùng vĩ thường gãy đổ sau cơn mưa.
  • Những người ở đẳng cấp khác nhau sẽ có những hành động khác nhau. Việc họ làm gì sẽ nói lên họ là con người như thế nào trong cuộc sống.
  • Khi biết rằng đó là những mục tiêu không thể đạt được, đừng điều chỉnh mục tiêu – hãy điều chỉnh hành động.

Lời răn dạy của Khổng Tử

Khổng Tử với những lời dạy "quý hơn vàng" ai cũng cần nhớ
  • Đừng làm điều mình không thích với người khác. Đối với quê hương, gia đình ruột rà nên tránh gây thù, chuốc oán.
  • Không nhìn điều sai trái, không nghe điều bậy bạ, không nói điều vu khống, không làm điều càn quấy.
  • Chúng ta nên cảm nhận đau khổ, nhưng chúng ta không nên bị chìm dưới áp lực của nó.
  • Chỉ có sự khôn ngoan và ngu ngốc nhất của con người là không bao giờ thay đổi.
  • Hiếu thảo là cội nguồn của đạo đức.
  • Tôi nghe nhưng tôi sẽ quên, tôi thấy và tôi sẽ nhớ, tôi làm và tôi sẽ hiểu.
  • Hiểu những gì mình cảm giác được và không cảm giác được đó chính là tri thức thực sự.

Bảy lời răn dạy của Khổng Tử

  • Tâm còn chưa thiện, phong thủy vô ích.
  • Bất hiếu cha mẹ, thờ cúng vô ích.
  • Anh em không hòa, bạn bè vô ích.
  • Làm việc bất chính, đọc sách vô ích.
  • Làm trái lòng người, thông minh vô ích.
  • Không giữ nguyên khí, thuốc bổ vô ích.
  • Thời vận không thông, mưu cầu vô ích.

Những chân lý giản dị của Khổng Tử đi vào lòng người một cách tự nhiên như xuất phát từ chính tiếng gọi bên trong tâm tưởng mỗi người. Dù thời gian trôi qua bao nhiêu năm, thế giới có biến chuyển thế nào, thì những giá trị tinh túy nhất của Khổng Tử vẫn luôn tồn tại theo năm tháng.

Trên đây là một phần triết lý hay dạy làm người của Khổng Tử. Mong rằng các bạn đã chiêm nghiệm được những bài học sâu sắc từ nhà hiền triết nổi tiếng bậc nhất Trung Hoa này. Lời răn dạy từ Đức Khổng Tử, có những điều quả thực rất giản đơn thôi nhưng vô cùng thấm thía. Có thể sau khi đọc những điều răn này, bạn sẽ tìm được hướng đi đúng cho cuộc đời mình Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết về Khổng Tử này.

Tổng hợp