Thiên tài vật lý Albert Einstein: Đừng cố trở thành người thành công, hãy trở thành người có giá trị!

Nếu cuộc đời này là một cuộc đua, thì đích đến của bạn nằm ở đâu? Sống có ích, có lẽ sẽ vui hơn là chỉ giàu có, nổi tiếng hay như người ta vẫn hay gọi, là thành công.

Nếu cuộc đời là một cuộc đua, thì đích đến nằm ở đâu?

Lớp 12 con nghĩ, đích đến đơn giản lắm, thi vào trường đại học là xong. Thi vào đại học rồi, con nghĩ lại. Không, đích đến phải là tấm bằng giỏi, phải là suất thực tập danh giá, phải là giải thưởng hoành tráng quy mô quốc gia nào đó cơ. Bước vào thế giới công việc, con cũng tự đặt một gánh nặng lên vai, rằng phải có lương nghìn đô, làm việc ở tập đoàn nước ngoài, phải chóng mua nhà, sắm xe. 

Ngoảnh lại, đích đến trong cuộc đời con, từ khi bước vào lớp 1 đến giờ toàn là chiến thắng. Trong mọi cuộc đua, con phải là người giỏi nhất. Nhưng có một điều khiến con thắc mắc. Rằng liệu chiến thắng, sung túc hay nổi tiếng có phải đích đến đáng khao khát nhất? 

Được san sẻ thì thích hơn là giữ bí mật.

Được cống hiến thì thích hơn là giành giật.

Được ghi nhớ thì thích hơn là co mình trong chiếc kén no đủ.

Thế thì, liệu đích đến trong cuộc đời, là trở thành con ngựa đua bất bại kiêu hãnh hay là một cá nhân cống hiến?

Albert Einstein: Đừng cố trở thành người thành công, hãy trở thành người có giá trị!

Con nâng niu những cuốn sách trên tay, những mong sau này mình cũng có thể kể một câu chuyện thật hay, ở đó người ta sẽ nhớ tên con như một nhà văn. Con lắng nghe tiếng kéo cắt soạt gọn ghẽ trên từng thớ vải, thầm ước sau này những chiếc váy mình may nên sẽ lưu giữ một chút rực rỡ cho cuộc sống.

Con nín thở nhìn vào ống kính hiển vi, háo hức và vui sướng nghĩ rằng sau này mình có thể giúp một ai đó thoát căn bệnh quái ác.

Sống có ích, vì thế, có lẽ sẽ vui hơn là chỉ giàu có, nổi tiếng hay như người ta vẫn hay gọi, là thành công, ba mẹ nhỉ?

Đừng cố gắng trở thành người thành công, hãy cố gắng trở thành người có ích

Khao khát có nhiều tiền thay vì hiểu biết bản chất đồng tiền, cố gắng có ngoại hình như trên quảng cáo truyền hình thay vì tự tin với vẻ đẹp tự nhiên của mình, mơ ước các mối quan hệ lâu dài thay vì cam kết gắn bó với tình yêu thương, đòi hỏi có một công việc ổn định thay vì có sự kiên cường khi sự nghiệp gặp biến động, hy vọng có một cuộc sống êm đềm dễ chịu thay vì có sự nhẫn nại khi cuộc đời thăng trầm, v.v… Đây là những biểu hiện của một mức nhận thức thiếu trưởng thành của con người.

Ở tầm trí tuệ này, chúng ta có xu hướng tìm kiếm, tích lũy vật chất mà không phải phẩm hạnh. Trong khi, phẩm hạnh là bản chất của con người và luôn trường tồn qua thời gian. Còn vật chất thì không, nó nhất thời và phù phiếm.

Vậy phẩm hạnh là gì? Tập trung, bình tĩnh, điềm đạm, khiêm nhường, nhân ái, vô tư, khoan dung, nhẫn nại, kỷ luật, tự trọng, lạc quan, tin cậy, dũng cảm, tỉnh táo, trung thực, cởi mở, yêu thương,…

Thiên tài vật lý Albert Einstein: Đừng cố trở thành người thành công, hãy trở thành người có giá trị!

Tất cả những trạng thái tích cực chủ động của con người đều là phẩm hạnh. Khi xây dựng được càng nhiều những tính chất này, một người sẽ càng trở về gần gũi với con người của mình. Họ càng sống thật hơn, gắn bó hơn với sự trù phú và tốt đẹp của cuộc đời.

Còn vật chất là gì? Nó không phải năng lực, phẩm chất, khả năng tinh thần của con người, mà chỉ là phương tiện để biểu đạt tinh thần ấy. Tiền bạc, danh tiếng, các mối quan hệ, môi trường, hoàn cảnh sống, tuổi tác, ngoại hình, suy nghĩ, cảm xúc, ước mơ,…

Khi chạy theo những thứ vật chất hời hợt bên ngoài, con người sẽ sống trong trạng thái chênh vênh không có điểm neo đậu, luôn tiềm tàng nguy cơ sụp đổ, lạc lối, gặp áp lực trong tinh thần và thể chất, luôn phụ thuộc vào ngoại cảnh và đổ lỗi cho ngoại cảnh. Vì số mệnh của người đó ký sinh với số mệnh của vật chất anh ta đang theo đuổi – một thứ đã chắc chắn sự tàn hoại.

Trong khi người tích lũy những phẩm hạnh là người có khả năng đi ngủ trong bình an hạnh phúc dù thế giới xung quanh đang diễn ra như thế nào, thậm chí anh ta có khả năng cải biến ngoại cảnh và có sức ảnh hưởng tích cực lên môi trường xung quanh.

Nếu có một phép so sánh thì định hướng vào vật chất là định hướng cúi đầu, khiến một người xa rời bản chất chân thực của mình, tức là gần hơn với sự thoái hóa, với ý thức động vật, với sự tiêu cực tham sân si.

Họ dễ bị kiểm soát thao túng bởi ngoại cảnh, dễ bị dòng đời cuốn trôi. Định hướng vào chất lượng nội tâm là định hướng ngẩng đầu. Nó khiến con người hòa nhập với sự tiến hóa, khiến họ có nhiều nhân tính và sự tích cực, có sự tỉnh trí và vững vàng trong cuộc đời.

“Try not to become a man of success. Rather become a man of value.”
Tạm dịch là: “Đừng cố trở thành người thành công, hãy trở thành người có giá trị.”

_ Albert Einstein _

Albert Einstein: Đừng cố trở thành người thành công, hãy trở thành người có giá trị!

Vậy làm sao để trở thành người có giá trị?

Câu trả lời là: hãy tích lũy phẩm hạnh (đạo đức) thay vì vật chất.

Việc trau dồi này cũng đồng nghĩa với việc tự nâng cấp chính mình thành một phiên bản chất lượng hơn. Bạn thiếu sự kiên nhẫn thì hãy tập lắng nghe, thiếu tình yêu thì hãy tập chia sẻ, thiếu sự điềm tĩnh thì hãy tập ngồi thiền, thiếu khả năng tập trung thì hãy tập chánh niệm, thiếu tỉnh kỷ luật thì hãy tập xây dựng những thói quen có ích, v.v…

Dường như ở tất cả mọi thời điểm, mọi hoàn cảnh bạn đều có thể tự giáo dục và tu dưỡng chính mình. Và khi có định hướng tiến hóa, tất cả mọi người, mọi sự diễn ra xung quanh đều trao cho bạn cơ hội để chạm tới bản chất chân thực cao quý của mình.

Nói đến đây, mình nhớ tới một câu chuyện, đó là người ta đã đặt câu hỏi cho cha đẻ của ngành đại số học người Ba Tư, Al-Khwarizmi, rằng: “Thế nào là một con người?”.

Ông ta trả lời: “Nếu người đó điềm tĩnh và đạo đức, chúng ta coi là số 1. Nếu anh ta duyên dáng, chúng ta sẽ thêm một số 0, thành 10. Nếu anh ta giàu có, chúng ta thêm một số 0 nữa, thành 100. Nếu anh ta thanh cao, chúng ta thêm một số 0 nữa, thành 1000. Nhưng nếu giá trị của đạo đức (số 1) trong anh ta biến mất, thì những gì còn lại chỉ toàn là số 0, thứ chẳng hề có giá trị.”

Albert Einstein: Đừng cố trở thành người thành công, hãy trở thành người có giá trị!

Trong thực tế, mình tiếp xúc với 10 người thì có tới 9 người không có hệ giá trị của bản thân, hoặc tiếp cận sai về việc “giá trị là gì”, họ chưa từng có hình dung rằng mình cần phải tiến hóa. Trong khi những ai không tiến hóa thì sẽ thoái hóa.

Nên không khó giải thích tại sao 9 người đó lại đang gặp đau khổ trong cuộc sống, rơi vào khủng hoảng, căng thẳng và không tìm thấy lối ra. Trong khi, phương thuốc cứu rỗi cuộc đời của họ là những thứ họ có thể tự vun đắp bên trong chính mình, bằng ý chí và sự kiên trì.

Có những người bạn kêu với mình rằng “ôi nói thì hay vậy thôi chứ thay đổi khó lắm, tớ không thể làm được đâu.” Nhưng hãy khoan, một việc rất nhỏ là đảo chiều suy nghĩ rằng “mình có thể làm được” đã thể hiện một phẩm hạnh rồi – đức tin.

Trong quá trình tu luyện, chưa cần biết bạn đã bớt được bao nhiêu sự ích kỷ hay giận dữ, chỉ cần bạn tiếp tục giữ định hướng phát triển chính mình, bạn sẽ thu thập thêm được những giá trị quan trọng khác nữa – tất cả chúng đều giúp chuyển hóa “độc tố” bên trong bạn. Có một tin mừng đó là hoa trái của sự tiến hóa rải khắp trên đường đi, chỉ cần bạn giữ vững định hướng và tiếp tục dấn bước.

“Người ta sinh ra đâu đã là vĩ nhân ngay – vĩ nhân là do rèn luyện mà thành.”Mario Puzo

Nên tóm lại, việc ngẩng đầu hướng thượng – trau dồi những giá trị tinh thần là cách mà chúng ta tiến hóa từ sự ấu trĩ lên văn minh. Đây cũng là cách nâng cao tần số rung động, đi ra khỏi những thực tại nghèo nàn, đau khổ và bước vào thực tại của trù phú và hạnh phúc.

Nếu bạn không tự cứu mình bằng cách gia nhập với đạo đức thì thế giới vật chất sẽ hủy hoại bạn, vì đây là chức năng của nó. Còn dưỡng nuôi và xây dựng là chức năng độc quyền của những phẩm hạnh.

Tổng hợp