Những câu chuyện khó tin về cuộc đời của Charles Darwin

Charles Darwin là nhà khoa học nổi tiếng về “thuyết tiến hóa”. Ông không có bất kỳ tai tiếng nào trong cuộc đời như những người khác nhưng lại có những câu chuyện khó tin đến bất ngờ về cuộc sống riêng của mình.

Nhà bác học ngại… rửa chân

Ở tuổi 12, Charles Darwin thú nhận trong một lá thư rằng mỗi tháng ông chỉ rửa chân tại trường đúng một lần do không có thứ gì để kỳ cọ.

Người cha khó tính của Charles Darwin

Những câu chuyện khó tin về cuộc đời của Charles Darwin
Cha của Charles Darwin, bác sĩ Robert Darwin là người cực kỳ khó tính

Cha của Charles Darwin, bác sĩ Robert Darwin, từng nghĩ rằng cậu con trai sẽ trở thành một người chẳng làm nên trò trống gì. Vì thế ông gửi Charles tới Đại học Edinburgh để học về thuốc. Nhưng anh chàng tỏ ra không hứng thú với nghề bác sĩ. Robert từng mắng con như sau: “Anh chẳng quan tâm tới bất cứ thứ gì ngoài việc chơi với chó, săn bắn và bẫy chuột. Cứ thế này thì anh sẽ trở thành nỗi ô nhục của chính bản thân anh và gia đình”.

Dùng từng lênh đênh trên đại dương nhưng Charles Darwin lại bị… say sóng

Charles Darwin từng lênh đênh trên các đại dương trên chiếc tàu H.M.S. Beagle, nhưng ông lại bị say sóng. Đó là một trong những nguyên nhân chính khiến ông dành phần lớn thời gian trên đất liền, nhưng cũng nhờ vậy mà ông thu thập được nhiều bằng chứng khoa học hơn.

Rắc rối trước chuyến đi lịch sử

Nếu thiếu may mắn, có lẽ Charles Darwin đã không thể bước lên chiếc tàu đưa ông tới quần đảo Galapagos – nơi ông phát hiện bằng chứng về quá trình tiến hóa và bắt đầu nhận ra cơ chế của nó: chọn lọc tự nhiên. Ban đầu ông không phải là lựa chọn của thuyền trưởng Robert FitzRoy khi người này tìm kiếm nhà khoa học đi cùng để khảo sát bờ biển Nam Mỹ.

Sau đó, khi Charles (lúc ấy mới 22 tuổi) được mời, cha ông đã từ chối thẳng thừng. May thay, người bác của Charles đã thuyết phục Robert thay đổi ý định. Trong lúc đó thuyền trưởng FitzRoy lại hứa trao công việc cho một người bạn, nhưng anh này quyết định từ chối chỉ vài phút trước khi Charles tới để phỏng vấn. FitzRoy yêu cầu Charles ở cùng ông một tuần để xem tính cách của hai người có hợp nhau hay không.

Phân vân về chuyện lập gia đình

Những câu chuyện khó tin về cuộc đời của Charles Darwin
Phân vân về chuyện lập gia đình

Nhà khoa học tài ba này đã có một cuộc hôn nhân đầy hạnh phúc cùng người bà con Emma Wedgewood. Hôn lễ của họ đã diễn ra vào ngày 29 tháng 1 năm 1839. Tuy nhiên một chi tiết không được nhiều người biết tới đó khi còn trẻ, Charles Darwin từng liệt kê những cái lợi và hại trong hôn nhân.

Điều khiến ông lo ngại nhất là không có thời gian để đọc sách vào buổi tối nếu kết hôn. Nhưng Charles cũng nhận thấy nếu lập gia đình, ông sẽ có một người để chia sẻ mọi lo lắng và sinh con. Sau khi xem xét thấu đáo, ông kết luận: Nên kết hôn. Định lý đã được chứng minh.

Charles Darwin đã cùng vợ sống hạnh phúc bên nhau suốt 43 năm cho đến khi ông mất vào năm 1882. Họ đã có với nhau mười mặt con. Cuộc hôn nhân của ông được ví như lời giải nhiệm mầu phá vỡ niềm tin cho rằng tình yêu và công việc không thể cùng tồn tại.

Không quyết đoán

Charles trì hoãn việc xuất bản cuốn “Nguồn gốc muôn loài” hơn hai thập kỷ do lo ngại người ta sẽ phản đối nó.

Suýt mất trắng thành quả

Vào cuối những năm 50 của thế kỷ 19, Charles Darwin hay tin Alfred Russel Wallace – nhà tự nhiên học người Anh – cũng tìm ra lý thuyết tiến hóa giống như học thuyết của ông. Điều này khiến Charles đẩy nhanh tiến độ xuất bản cuốn “Nguồn gốc muôn loài”. Các nhà khoa học thuộc Hội Linnean đã xem xét công trình của cả hai người vào tháng 7/1858 để quyết định xem ai tìm ra thuyết tiến hóa trước. Cuối cùng họ tuyên bố Charles thắng vì ông trình bày lý thuyết một cách chi tiết hơn.

Nỗi mất mát gia đình to lớn

Charles Darwin và vợ có tới 10 con, nhưng hai người qua đời khi mới sinh và ba người khác mất trước khi được 11 tuổi. Nhà tự nhiên học cũng nổi tiếng vì sự quan tâm đối với các con.

Từ tín đồ Cơ đốc thành người ủng hộ thuyết bất khả tri

Những câu chuyện khó tin về cuộc đời của Charles Darwin
Từ tín đồ Cơ đốc thành người ủng hộ thuyết bất khả tri

Charles theo đạo Cơ đốc trong phần lớn cuộc đời. Thậm chí ông từng học tại Đại học Cambridge để trở thành một thầy tu trước khi thực hiện chuyến đi trên tàu Beagle. Nhưng trong khoảng thời gian còn lại, ông tự coi mình là tín đồ của thuyết bất khả tri, chứ không phải người vô thần.

Charles Darwin mắc nhiều bệnh lạ

Trong cuộc đời mình Darwin đã mắc rất nhiều căn bệnh liên quan tới thể chất. Ông không khỏe có lẽ do trong quá trình bôn ba đã trải qua đủ các căn bệnh, môi trường cũng như gặp phải nhiều gian nan. Tuy nhiên trong một số nghiên cứu, các nhà khoa học thấy rằng ông không chỉ có vấn đề thể chất mà tinh thần cũng có bệnh.

Ông thường xuyên thư từ cho bạn bè và tâm sự rằng mình bị ám ảnh bởi một số cảnh tượng kinh khủng và điều này thường diễn ra vào ban đêm. Ông thường thấy mình gặp phải tai nạn lớn.

Trong một bức thư gửi tới người bạn thân là tiến sĩ Hooker, Charles Darwin đã viết : “ Tôi không thể ngủ được và bất kì điều gì tôi làm ban ngày lại quay trở lại ám ảnh tôi vào ban đêm, chúng lặp lại sống động vô cùng.” Ông còn luôn bị hoang tưởng rằng mình sẽ vượt qua bệnh tật, không ngừng quan trọng hóa ngoại hình và luôn cho mình là quá xấu xí.

Ông luôn cần những câu nói an ủi, sự đảm bảo từ những người xung quanh để giảm bớt căng thẳng. Theo người viết tiểu sử về Darwin, ông bị chứng loạn thần kinh do hồi bé đã không thể bộc lộ được sự đau buồn khi mẹ mất dẫn tới ức chế thần kinh.

Darwin đã từng bị phản đối bởi nhiều tôn giáo

Tôn giáo thường có nhiều vấn đề và quan niệm mà đi khác với con đường của khoa học, nhất là trong thời kì ngày xưa khi mà mọi vấn đề khúc mắc của thế giới đều được giải thích qua các truyền thuyết. Các nhà khoa học theo đó đã luôn có một khoảng thời gian bị các tôn giáo (đặc biệt là các tôn giáo độc thần) ghét bỏ. Charles Darwin cùng những nghiên cứu của ông cũng đã đối mặt với những phản ứng tiêu cực từ Kitô giáo, đạo Tin Lành, Do Thái giáo và Hồi Giáo. Hung hăng nhất trong số đó là vài hệ phái bảo thủ của đạo Tin Lành.

Thích được thử nhiều mùi vị món ăn

Ngay từ thời học đại học, Charles Darwin đã tham gia một nhóm gọi là Câu lạc bộ ẩm thực Glutton mà ở đó các thành viên sẽ tới mỗi tuần để “thử” các món ăn kì lạ, những món ăn thường mà chẳng ai muốn ăn. Có lẽ đây cũng là một phần trong niềm đam mê với tự nhiên, hoang dã của ông.

Nguồn cảm hứng của Karl Marx

Những câu chuyện khó tin về cuộc đời của Charles Darwin
Charles Darwin là nguồn cảm hứng của Karl Marx

Trong khi học thuyết Darwin xã hội coi lý thuyết của Charles Darwin như một cách để biện minh cho sự tham lam và áp bức thì Karl Marx lại xem chúng là một câu chuyện ngụ ngôn cho đấu tranh giai cấp. Nhà triết học nổi tiếng người Đức đã thấy rằng Nguồn gốc các loài của Darwin là cơ sở sinh học của chủ nghĩa xã hôi.

Ông nói rằng cuộc đầu tranh và tồn tại của các loài khẳng định sự tồn tại của đấu tranh tầng lớp mà ông thấy xảy ra trong xã hội. Một tầng lớp cũng giống như một sinh vật, chiến đấu để tồn tại trong một môi trường thù địch, áp bức và bóc lột. Rõ ràng là với cả hai phía, học thuyết Darwin đều có những ảnh hưởng khá quan trọng.

Charles Darwin đã tìm hiểu về động đất

Trong các ghi chép của mình, ông đã miêu tả rằng sự tàn phá ở đây là những cảnh tượng khủng khiếp nhất mà tôi từng trông thấy. Ông đã quan sát hậu quả của trận động đất và nhận tất bờ biển của Chile đã bị đẩy cao lên, đặt biệt là khu vực đảo Santa Maria cao lên tận 3 mét so với độ cao ban đầu.

Charles Darwin tiến hành tập hợp các tài liệu từ việc quan sát của mình và một số lời khai của người dân để xây dựng lại một số vấn đề trước và trong trận động đất. Sau nhiều tuần điều tra, ông đã phát hiện ra rằng có thể các trận động đất được gây ra bởi một chuỗi các núi lửa dọc theo bờ biển Chile. Những núi lửa này đã phun trào ngay trước khi trận động đất xảy ra.

Charles Darwin và câu chuyện về đảo Ascension

Cách đây 200 năm ở phía nam Đại Tây Dương, có một hòn đảo núi lửa nhỏ, bị cô lập cách khoảng 1600km ngoài khơi bờ biển châu Phi. Đó chính là đảo Ascension. Từ khi được phát hiện ra vào năm 1501, đây hoàn toàn là một đảo không người ở, hoàn toàn khô cằn và thiếu sức sống.

Trên đường về, từ Beagle đi ngang qua Ascension, Charles Darwin đã gợi được cảm hứng và sự tò mò từ Darwin. Ngay sau khi trở về nước Anh, ông và người bạn thân John Hooker đã lên kế hoạch để biến hòn đảo khô cằn thiếu sức sống trở thành một “nước Anh thu nhỏ”. Dưới sự giúp đỡ của Hải Quân Hoàng Gia Anh, cả hai đã bố trí cho rất nhiều các loài thực vật khác nhau từ khắp thế giới được trồng trên đảo. Việc này bắt đầu từ năm 1850 và tiếp tục mỗi năm sau đó.

Tới những năm 1870, hòn đảo đã trở nên xanh hơn đáng kể. Các loài thực vật thường không được thấy ở cạnh nhau cũng đã lần đầu tiên mọc cạnh nhau trên đảo Ascension. Và các cây này cuối cùng sẽ lấy được nước ngọt từ không khí, giải quyết vấn đề nguồn cung cấp nước của đảo. Trong khi các hệ sinh thái thường cần hàng triệu năm để phát triển thị hệ sinh thái nhân tạo trên đảo này chỉ cần vài thập kỉ nhờ dự án của Darwin và bạn ông.

Theo: Tạp chí Livescience