Cái chết bí ẩn của Mozart cùng 6 giả thuyết đáng sợ vẫn chưa có lời giải đáp

Sự nghiệp của nhà soạn nhạc thiên tài Mozart rực rỡ đến đâu thì cái chết của ông lại bí ẩn bấy nhiêu. Ai cũng tiếc thương cho sự ra đi của ông, sự ra đi hay là mất tích cái chết của cho đến hiện nay vẫn là một ẩn số với các nhà nghiên cứu cũng như các nhà khảo cổ học. Thậm chí, đây còn được cho là cái chết phức tạp và có nhiều giả thuyết nhất thế giới.

Mozart mất mà không tìm thấy hài cốt

Nhà soạn nhạc thiên tài Mozart sinh tại Salzburg, một thành phố ở Trung-Tây nước Áo gần biên giới nước Đức. Soạn bản giao hưởng đầu tiên lúc chưa đầy 10 tuổi, 12 tuổi đã cho công diễn thành công vở ca kịch đầu tiên, ông thành danh ở thủ đô Vienna và đột ngột qua đời năm 1791 trong hoàn cảnh nghèo khó.

Tại sao ông chết là một bí mật lớn tồn tại suốt 215 năm qua chưa có lời giải thỏa đáng. Theo sử sách lúc bấy giờ, Mozart được mai táng trong một ngôi mộ tập thể tại nghĩa trang St.Marx (cũng gọi là St.Mark) ở ngoại thành Vienna vào ngày 6-12-1791. Áo quan của ông làm bằng gỗ rẻ tiền giống như áo quan của khoảng 15-20 người khác chôn chung một chỗ.

Cái chết bí ẩn của Mozart cùng 6 giả thuyết đáng sợ vẫn chưa có lời giải đáp

Bảy năm sau, theo chủ trương bốc mộ của chính quyền để dành chỗ chôn người mới, tất cả đều được cải táng. Vì là mộ tập thể, không thể xác định hài cốt nào của Mozart. Từ đó, hài cốt Mozart được phân tán đi đâu không ai rõ.

Năm 1902, Bảo tàng Mozarteum nhận được một đầu lâu được cho là của Mozart. Có truyền thuyết nói chiếc đầu lâu do ông Josef Hyrti, một nhà giải phẫu học nổi tiếng, hiến tặng. Theo ông này, chiếc đầu lâu do một người hành nghề đào mộ tên Radschopf tìm thấy và thu giữ lúc cải táng, sau đó đem tặng ông Jacob Hyrti, một nghệ nhân chạm khắc gỗ, em trai của ông Josef.

Nhưng theo một truyền thuyết khác, chiếc đầu lâu đó do một người đào mộ tên Joseph Rothmayer chôm chỉa từ chiếc áo quan của Mozart năm 1801. Truyền thuyết này tuy nhiên không nói rõ sau đó chiếc đầu lâu đến Bảo tàng Mozarteum bằng cách nào.

Cũng có tin đồn hiện nay ở Vienna có khoảng 12-13 chiếc đầu lâu được cho là của Mozart nhưng chỉ có 3 cái đáng tin, trong đó có cái đang trưng bày tại Mozarteum song không nguyên vẹn mà thiếu hàm dưới.

Điều tra bằng DNA Để chuẩn bị kỷ niệm trọng thể sinh nhật lần thứ 250, từ năm 2004, Viện Pháp y (IFM) Áo có trụ sở ở thành phố Innsbruck và phòng thí nghiệm thẩm định bằng DNA của quân đội Mỹ ở thành phố Rockville, bang Maryland (Mỹ) đồng tiến hành 2 cuộc xét nghiệm độc lập chiếc đầu lâu ở Mozarteum với ý đồ sớm kết thúc huyền thoại về chiếc đầu lâu mà nhiều người tin rằng chắc chắn là của Mozart.

Tháng 10-2004, các nhà nghiên cứu Áo ở Salzburg khai quật mộ của cha Leopold, bà ngoại Euphrosina Perti, cháu gái Jeannette Bertchtold Zu Sonnenburg, 16 tuổi và 5 người bà con của Mozart chôn trong hầm mộ của gia đình ở nghĩa trang St Sebastian của thành phố để lấy mẫu DNA so sánh với DNA lấy từ đầu lâu ở Mozarteum. Công việc này do bác sĩ pháp y Christian Reiter thực hiện.

Tại Mỹ, cuộc xét nghiệm do bác sĩ Walther Parson, một chuyên gia pháp y nổi tiếng thế giới và nhóm chuyên viên của ông, thực hiện. Ông lấy mẫu DNA từ 2 chiếc răng của đầu lâu và tóc của Mozart đem phân tích và so sánh với các mẫu DNA lấy từ xương đùi của bà ngoại và cháu gái của Mozart từ Salzburg gửi sang.

Hai cuộc nghiên cứu công phu nói trên được đài truyền hình quốc gia ORF của Áo – cơ quan tài trợ 2 cuộc nghiên cứu – quay thành phim tài liệu với nhan đề “Mozart: Cuộc truy tìm bằng chứng”. Đêm 8-1-2006, đài ORF phát sóng phóng sự tài liệu này, đưa ra kết luận cuối cùng đầy thất vọng.

Các chuyên gia pháp y ở Innsbruck nổi tiếng với công trạng xác minh bằng DNA hầu hết danh tính các nạn nhân châu Âu của trận sóng thần tháng 12-2004 ở Đông Nam Á, buồn bã kết luận rằng mẫu DNA lấy từ đầu lâu không khớp với bất cứ mẫu DNA nào của thân nhân ông Mozart. Tại Mỹ, bác sĩ Parson cũng đưa ra một kết luận tương tự.

Có 5 giả thuyết được cho là hợp lý nhất về sự ra đi của ông

Mozart đã bị đầu độc?

Cái chết bí ẩn của Mozart cùng 6 giả thuyết đáng sợ vẫn chưa có lời giải đáp

Salieri vốn là chỉ huy trưởng dàn nhạc Hoàng gia Áo, ông là người có nhiều thành tựu âm nhạc và cũng là thầy của nhiều nhà soạn nhạc lớn như Beethoven và Schubert. Tuy nhiên dường như giữa ông và Mozart luôn tồn tại sự đối nghịch.

Người ta đồn rằng đây chính là nguyên nhân dẫn tới bi kịch của ông. Những nghi ngờ này dấy lên khi người rửa tội của Salieri đã được nghe về âm mưu đầu độc Mozart. Lời thú nhận được cho là đang nằm trong sách ghi ghép của nhà thờ. Một thời gian không lâu sau khi Mozart qua đời, Salieri suy sụp và bị đưa đến bệnh viện tâm thần.

Mọi nỗ lực dập tắt tin đồn xấu về Salieri của thân nhân ông đã không đem lại kết quả. Những lời đồn thổi cứ thế lan rộng khắp thế giới. Thậm chí nó còn là cảm hứng cho đại thi hào Pushkin viết lên tác phẩm kịch “Mozart và Salieri” vào đầu năm 1830.

Chết là do không tắm nắng?

Cái chết bí ẩn của Mozart cùng 6 giả thuyết đáng sợ vẫn chưa có lời giải đáp

Mặc dù đã có hàng trăm giả thuyết phân tích về cái chết của ông nhưng sau hơn hai thế kỷ, cái chết của nhà soạn nhạc thiên tài người Áo Wolfgang Amadeus Mozart vẫn là đề tài được giới khoa học quan tâm nghiên cứu.

Trong một công bố gần đây nhất của Trung tâm nghiên cứu sức khỏe, dinh dưỡng và ánh sáng mặt trời ở San Francisco cho biết: Nếu nhà soạn nhạc vĩ đại Wolfgang Amadeus Mozart dành một vài phút dưới ánh nắng mặt trời mỗi ngày, có thể ông sẽ không qua đời sớm. Nói một cách ngắn gọn là Mozart chết là do không chịu dành thời gian để… tắm nắng.

Theo William B.Grant thuộc Trung tâm nghiên cứu sức khỏe, dinh dưỡng và ánh sáng mặt trời ở San Francisco, Mỹ và Stephen Pilz thuộc Đại học Y khoa Graz, Áo, ánh sáng mặt trời hiếm hoi cùng với thói quen làm đêm của Mozart đã khiến cơ thể ông thiếu vitamin D.

Trong giả thuyết được đưa ra ở trên, các nhà nghiên cứu viết rằng ở vĩ độ của thủ đô Vienna, 48 độ bắc, nơi Mozart cư ngụ lúc sinh thời, “không thể tạo vitamin D từ ánh sáng cực tím B suốt 6 tháng trong năm”. Họ cũng nói rằng Mozart sáng tác chủ yếu vào ban đêm.

Rất có thể mức 25-hydroxyvitamin D trong máu quá thấp đã góp phần gây ra cái chết của ông. Khả năng này cũng có liên quan đến các bệnh truyền nhiễm như sốt, đau cổ họng và cảm lạnh mà Mozart đã bị từ năm 1762 – 1783, trong khoảng thời gian từ giữa tháng 10 đến giữa tháng 5.

Mozart bị ốm yếu trong nhiều năm liền. Việc thiếu hụt vitamin này có thể đã khiến ông dễ dàng mắc nhiều bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là một vài tháng của mùa đông, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh. Họ đưa ra giả thuyết rằng, ngày Mozart qua đời ở tuổi 35 (5.12.1791) là rơi vào giai đoạn 2-3 tháng mùa đông, khi các tia cực tím B ở mức thấp nhất.

Là nạn nhân của việc chữa bệnh sai phương pháp?

Cái chết bí ẩn của Mozart cùng 6 giả thuyết đáng sợ vẫn chưa có lời giải đáp

Mozart được cho là đã bị sốt cao 5 ngày trước khi chết. Các bác sĩ đã cố làm giảm thân nhiệt ông bằng nước đá nhưng ngay sau đó ông bị rơi vào tình trạng hôn mê sâu mà không có dấu hiệu hồi phục. Một ngày sau đó ông tử vong.

Nhiều lời đồn cho rằng, trước đó ông đã bị bệnh lây lan qua đường tình dục (STD) và nhạc sĩ tự mình dùng thủy ngân như một phương thuốc chữa bệnh, và chính chất này đã từ từ hủy hoại cơ thể ông. Tất nhiên đây cũng chỉ là những lời đồn đoán không thể kiểm chứng.

Bị giết bởi tình địch?

Cái chết bí ẩn của Mozart cùng 6 giả thuyết đáng sợ vẫn chưa có lời giải đáp

Vợ của Mozart, Constanze đẻ cho ông 6 đứa con , 4 trong số chúng đã chết từ nhỏ. Người con cuối cùng được sinh ra ngày 26 tháng 7 năm 1791, 6 tháng trước khi Mozart qua đời. Constanze đặt tên cho nó là Franz Xavier, trùng hợp với tên 1 học trò của Mozart.

Ngày nay, nhiều học giả phương Tây cho rằng đứa con kia không phải của Mozart mà là con của Zyusmeir và chính tên học trò này đã dụ dỗ bà vợ Constanze đầu độc Mozart.

Chết vì ngoại tình?

Cái chết bí ẩn của Mozart cùng 6 giả thuyết đáng sợ vẫn chưa có lời giải đáp

Mozart trong sự nghiệp âm nhạc của mình, ngoài thời gian sáng tác, ông còn dạy nhạc cho nhiều người quyền quý. Trong số đó có 1 phụ nữ tên là Maria Magdalena. Người chồng của cô đã đối đãi rất hậu hĩnh với nhạc sĩ. Tuy nhiên theo các học giả phương Tây thì chính Mozart đã quyến rũ cô học trò này.

Sau khi vụ việc vỡ lở, anh chồng đã đột nhập vào nhà của Mozart và đánh đập nhà soạn nhạc. Vốn đang mang nhiều bệnh trong người nên ông đã không thể chịu nổi và kết quả là cái chết đầy bi kịch ở tuổi 35.

Bị Hội Tam Điểm ám sát?

Cái chết bí ẩn của Mozart cùng 6 giả thuyết đáng sợ vẫn chưa có lời giải đáp

Theo những người sống cùng thời với Mozart, nhà soạn nhạc không hiểu tình cờ hay cố ý đã biên soạn vở nhạc kịch “Cây sáo thần” để nói về xung đột giữa Hội Tam Điểm và Cơ Đốc giáo.

Một số nhà nghiên cứu chỉ ra rằng Mozart đã mô tả một nghi lễ bí mật của hội kín này trong vở opera của ông và gây ra sự phẫn nộ của các giáo đồ trong hội. Và kết cục của những người tiết lộ các nghi thức thiêng liêng của Hội Tam Điểm là một cái chết đầy bí ẩn.

Cho dù có nhiều nguyên nhân nêu ra đi chăng nữa để đưa ra phân tích cái chết của nhạc sĩ nổi tiếng Mozart, thì sự thật đã bị vùi sâu vào quá khứ cũng như họ đã không tìm được xác của ông để có thể cho một nhạc sĩ tài ba này một nơi mà họ có thể vinh danh vì đưa âm nhạc của nước Áo ra cả thế giới. Chỉ có những tác phẩm, những bản nhạc còn lưu mãi trên thế giới này cũng như nó vẫn sống động với những người yêu âm nhạc của ông.

Tổng hợp