Câu chuyện

Không phải ngẫu nhiên Rockefeller trở thành tỷ phú giàu bậc nhất lịch sử nhân loại. Câu chuyện “bớt một giọt” trong quá trình kinh doanh của ông đến ngày nay vẫn đem lại nhiều giá trị cho thế hệ trẻ phía sau. Hãy cùng Hồ Sơ Doanh Nhân tìm hiểu câu chuyện này qua bào viết dưới đây

Có một thanh niên làm việc cho một công ty dầu khí ở Mỹ, công việc của anh ta đơn giản tới mức một đứa trẻ thậm chí cũng có thể làm được, đó là kiểm tra và xác nhận xem thùng dầu hàn tự động kín hay chưa. Thùng dầu di chuyển trên băng tải đến bàn quay, và chất hàn tự động chảy xuống theo giọt, quay quanh nắp một vòng, và quá trình vận hành kết thúc.

Ngày nào anh cũng làm một công việc y như vậy, cứ phải lặp lại “bài vở” kiểu này hàng trăm lần khiến anh cảm thấy chán ngán. Anh muốn bắt đầu kinh doanh, nhưng lại chẳng có kỹ năng nào khác. Một ngày nọ, anh bỗng nhiên phát hiện ra rằng chất hàn trong bình nhỏ ra đúng 39 giọt mỗi một lần quay, và công việc hàn kết thúc.

Câu chuyện "bớt một giọt" kinh điển của tỷ phú dầu mỏ Rockefeller

Anh bắt đầu nghĩ, trong chuỗi vận hành này, không có chỗ nào có thể thay đổi ư?

Bỗng một ngày, anh chợt nảy ra suy nghĩ: nếu có thể bớt đi lượng chất hàn, dù chỉ là 1 hoặc 2 giọt thôi, chẳng phải sẽ tiết kiệm được một lượng chi phí lớn hay sao?

Nghĩ là làm, anh lập tức lao đầu vào nghiên cứu, và chế tạo ra “máy chất hàn 37 giọt”, tuy nhiên, các thùng dầu được hàn bởi máy này thỉnh thoảng vẫn bị rò rỉ dầu. Nhưng, anh không nản lòng, anh tiếp tục nghiên cứu và phát triển chiếc “máy chất hàn 38 giọt”.

Phát minh này rất hoàn hảo, và công ty đã đánh giá rất cao anh thanh niên này. Ngay sau đó loại máy này được sản xuất và cả dây chuyển cũng được chuyển sang phương pháp hàn mới. Dù chỉ tiết kiệm được 1 giọt chất hàn nhưng chính “1 giọt” này đã mang lại cho công ty khoản lợi nhuận mới là 500 triệu USD mỗi năm.

Người thanh niên trẻ tuổi ấy chính là ông trùm dầu mỏ, John D. Rockefeller, người sau này nắm 95% quyền lực thực sự trong ngành dầu mỏ của Mỹ.

Rockefeller được nhiều người coi là người Mỹ giàu có nhất mọi thời đại, và người giàu nhất trong lịch sử hiện đại.

Giá trị tài sản ròng đạt đỉnh được ước tính là 418 tỷ đô la Mỹ (tính theo đô la năm 2019; đã điều chỉnh lạm phát) vào năm 1913. Tài sản cá nhân của ông ước tính khoảng 900 triệu USD vào thời điểm năm 1913, gần bằng 3% GDP của Hoa Kỳ là 39,1 tỷ USD năm đó.

Vậy mới nói, thay đổi của đời người thường bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt nhất, thay đổi máy hàn, dù chỉ là sự thay đổi nhỏ nhoi, chỉ một giọt keo thôi, nhưng nó lại thay đổi cả cuộc đời của thanh niên trẻ Rockefeller, là bước đệm đóng góp một phần không nhỏ cho thành công sau này của ông vua dầu mỏ nước Mỹ.

Chìa khóa thành công của Rockefeller nằm ở chỗ: “Người ta không có, tôi có; người khác có, tôi đổi mới; người ta đổi mới, tôi thay đổi”.

Câu chuyện "bớt một giọt" kinh điển của tỷ phú dầu mỏ Rockefeller

Trong một cuốn sách, tác giả Ron Chernow cho biết từ ngoại hình, thói quen hàng ngày, các mối quan hệ nghề nghiệp cho đến nỗi ám ảnh về những con số, Rockefeller đều chú ý đến từng tiểu tiết. Những chi tiết nhỏ này kết hợp lại để tạo nên doanh nhân quyền lực bậc nhất thế giới.

Ngoài để ý đến công việc, ông trùm dầu mỏ còn dành thời gian quý giá của mình để hiểu những người làm việc với ông rõ hơn và luôn tôn trọng mọi người.

Bài học rút ra từ câu chuyện kinh điển của Rockefeller

Câu chuyện "bớt một giọt" kinh điển của tỷ phú dầu mỏ Rockefeller

Vị tỷ phú luôn tiếp cận công việc kinh doanh của mình với tư duy cải tiến không ngừng thông qua đo lường, theo dõi, thử nghiệm và lặp lại để tìm ra thứ hiệu quả nhất.

Hơn ai hết, ông hiểu rằng ngay cả một xu tiết kiệm được cũng sẽ được nhân lên hàng nghìn lần đối với hoạt động kinh doanh khổng lồ của tập đoàn. Đối với chúng ta, điểm khởi đầu dễ dàng nhất khi học theo Rockefeller là tìm các “điểm nghẽn” cũng như giải pháp để khắc phục chúng, dù là trong công việc hay cuộc sống.

Với mọi doanh nghiệp, dù bạn chỉ mới bắt đầu hay đã điều hành một công ty lớn, đều có những điều mà bạn có thể làm để tạo ra hiệu quả.

Hãy đặt câu hỏi bạn đã làm gì để kiểm tra xem mình có đi theo hướng cải thiện hay không? Ví dụ đơn giản, bạn có thể tăng mức phí mỗi giờ đối với dịch vụ mà bạn cung cấp, tăng cường kết nối với khách hàng tiềm năng hoặc đối tác hay tìm những điểm gây “rò rỉ” chi phí… Có những thành tựu lớn mà bạn có thể gặt hái chỉ bằng việc tạo ra thay đổi nhỏ.

Nguồn: Tổng hợp