Tiểu sử Hồ Chí Minh - Người cha già vĩ đại của dân tộc Việt Nam (Phần 2): Thắng lợi vẻ vang với cuộc kháng chiến chống quân Pháp xâm lược

Hồ Chí Minh là một nhà ái quốc chân chính, nhà cách mạng sáng suốt, vị lãnh tụ thiên tài. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Người gắn liền với lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam. Người đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Ở phần trước, Hồ Sơ Doanh Nhân đã giới thiệu cho bạn đọc về những hoạt động của chủ tịch Hồ Chí Minh trước khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Ở bài viết này, Hồ Sơ Doanh Nhân sẽ tiếp tục tìm hiểu về sự nghiệp cách mạng của Hồ Chủ Tịch nhé!

>> Xem lại Phần 1: Tiểu sử Hồ Chí Minh (Phần 1): Người đã tìm thấy ánh sáng của con đường cách mạng Việt Nam như thế nào?

II. Cuộc đời và sự nghiệp của nhà chính trị gia tài ba của dân tộc Việt Nam – Hồ Chí Minh

2.  Từ sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi

2.1. Chuẩn bị điều kiện sáng lập Đảng Cộng sản việt nam (11/1924 – 2/1930)

2.1.1. Xây dựng tổ chức cách mạng theo khuynh hướng Macxit

Lúc đó Người lấy bí danh là Lý Thụy, làm phiên dịch trong văn phong của Đoàn cố vấn Xôviết tại Quảng Châu.

Nguyễn Ái Quốc xây dựng tổ chức cách mạng của mình tuần tự theo từng bước – từ tiếp xúc, tìm hiểu những người yêu nước Việt Nam đang hoạt động ở niềm Nam Trung Quốc lập ra nhóm bí mật làm hạt nhân, sau đó lập ra một tổ chức cách mạng (sau này là Hội Việt Nam cách mạng thanh niên) và cuối cùng, đặt nó trong mối liên hệ với phong trào cách mạng châu á, tức là trong Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức.

Tiểu sử Hồ Chí Minh - Người cha già vĩ đại của dân tộc Việt Nam (Phần 2): Thắng lợi vẻ vang với cuộc kháng chiến chống quân Pháp xâm lược

Sau đó, Nguyễn Ái Quốc tiến tới thành lập một tổ chức có tính chất quần chúng rộng hơn nhằm tập hợp những thanh niên yêu nước trong và ngoài nước. Tháng 6-1925, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ra đời, công bố chương trình, điều lệ của mình, nói rõ mục đích của Hội là “làm cuộc cách mệnh dân tộc (đập tan bọn Pháp và giành lại độc lập cho xứ sở), sau đó làm cách mệnh thế giới (lật đổ chủ nghĩa đế quốc và thực hiện chủ nghĩa cộng sản)”.

2.1.2. Báo Thanh Niên và tác phẩm Đường Kách mệnh

Cùng với việc đào tạo đội ngũ cán bộ chính trị, quân sự, Nguyễn Ái Quốc chủ trương xuất bản sách và báo chí, làm phương tiện tuyên truyền.

Tiểu sử Hồ Chí Minh - Người cha già vĩ đại của dân tộc Việt Nam (Phần 2): Thắng lợi vẻ vang với cuộc kháng chiến chống quân Pháp xâm lược
Tác phẩm Đường Kách Mệnh

Báo Thanh niên, cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ra số đầu vào ngày 21-6-1925 tại Quảng Châu.
Báo Thanh niên tập trung tuyên truyền xoay quanh những chủ đề chính sau đây:

  • Đế quốc và thuộc địa.
  • Cách mạng và cải lương.
  • Vì lẽ gì người Việt Nam chưa làm cách mạng được? Những trở ngại về tư tưởng và tổ chức cần vượt qua.
  • Đảng cách mạng – Đảng Cộng sản.
  • Cách mạng dân tộc và cách mạng thế giới.
  • Đảng cách mạng và mặt trận dân tộc thống nhất.
  • Hướng tới phát động một phong trào đấu tranh của quần chúng.
  • Học tập kinh nghiệm các cuộc cách mạng thế giới.
  • Học tập lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin.

Từ tháng 6-1925 đến tháng 4-1927, tức là thời kỳ có sự chỉ đạo trực tiếp của người sáng lập, Thanh niên ra được 88 số

2.1.3. Sát cách chiến đấu cùng nhân dân Trung Quốc thời đại cách mạng ở Quảng Đông.

Trong những năm tháng hoạt động ở Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc không chỉ quan tâm tới việc tổ chức lực lượng cách mạng Việt Nam, mà còn tham gia những hoạt động giúp đỡ phong trào cách mạng các nước trong khu vực, đặc biệt là phong trào cách mạng sôi sục của Trung Quốc những năm 1925-1927.

Nguyễn Ái Quốc là một chiến sĩ quốc tế đã cùng với các đồng chí Trung Quốc, Ấn Độ, Triều Tiên, Miến Điện, tích cực vận động thành lập một tổ chức cách mạng có tính chất quốc tế.

Ngày 9-7-1925, Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ra đời, nhằm đoàn kết các dân tộc nhỏ yếu bị áp bức trong một tổ chức cách mạng vì mục tiêu cao cả: giải phóng đất nước khỏi sách thực dân, đưa các dân tộc bị nô lệ vào con đường ấm no, hạnh phúc. Nguyễn Ái Quốc đã đóng vai trò quan trọng trong tổ chức đó: từ đầu năm 1926, sau khi cải tổ, Người được bầu là Bí thư của Hội kiêm ủy viên phụ trách tài chính.

Là người biết nhiều ngoại ngữ, Hội đã giao cho Người thảo các bức điện, thư thăm hỏi gửi các tổ chức và các nước trên thế giới. Ngày 14-5-1926, Người đã thảo bản Tuyên ngôn của Hội Liên hiệp các dân tộ bị áp bức ủng hộ công nhân bãi công ở Anh, điện thăm hỏi và ủng hộ phong trào cách mạng ở các nước Xyri, Marốc, Triều Tiên, Việt Nam, v.v….

Cuộc đảo chính phản cách mạng của Tưởng không chỉ gây tổn hại lớn cho Đảng Cộng sản Trung Quốc và phong trào cách mạng Trung Quốc mà còn gây nên những mất mát đáng kể cho phong trào cách mạng của các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam.

Sau vụ chính biến đó, những người cách mạng Việt Nam đang hoạt động trên đất Trung Hoa cũng trở thành đối tượng của sự khủng bố. Vì vậy, từ sau tháng 4-1927, Nguyễn Ái Quốc không thể tiếp tục ở lại Quảng Châu.

Nguyễn Ái Quốc rời Quảng Châu đi Hương Cảng với hy vọng có thể tiếp tục công việc ở đó. Nhưng mật thám Anh bắt Người phải rời Hương Cảng trong vòng 24 tiếng.

Tiểu sử Hồ Chí Minh - Người cha già vĩ đại của dân tộc Việt Nam (Phần 2): Thắng lợi vẻ vang với cuộc kháng chiến chống quân Pháp xâm lược
Hương Cảng

Người đi Thượng Hải. Ở đấy, bọn Quốc dân Đảng cũng đang tiến hành những đợt khủng bố gắt gao. Để che mắt bọn chúng, Người đã đóng vai một nhà buôn giàu, thuê khách sạn hạng sang.

Biết không thể ở lại lâu được, Người quyết định rời Thượng Hải trên một chiếc thuyền buôn đi Vlađivôtxtốc để lại phía sau những kỷ niệm sôi nổi, hào hùng của một quãng đời mình trên đất nước Trung Hoa.

2.1.4. Trở lại Mátxcơva, tìm đường về gần quê hương:

Mùa hè năm 1927, Nguyễn Ái Quốc trở lại Mátxcơva, được bạn bè và đồng chí trong Quốc tế Cộng sản vui mừng đón Người tư chiến trường nóng bỏng trở về. Sau những ngày vui sum họp, Quốc tế Cộng sản bố trí cho Người đi an dưỡng ở Crưm để lấy lại sức khỏe, chuẩn bị cho những đợt công tác mới.

Tiểu sử Hồ Chí Minh - Người cha già vĩ đại của dân tộc Việt Nam (Phần 2): Thắng lợi vẻ vang với cuộc kháng chiến chống quân Pháp xâm lược
Mátxcơva

Trung tuần tháng 11-1927, Nguyễn Ái Quốc rời Mátxcơva đi Đức và sau đó bí mật đi Pháp. Đầu tháng 12-1927, từ Pháp, Nguyễn ái Quốc đi dự phiên họp mở rộng của Đại hội đồng Liên đoàn chống đế quốc tại Brúcxen, thủ đô nước Bỉ.

Ít lâu sau, Người bắt được liên lạc với đại diện Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Pháp. Trong những cuộc tiếp xúc, Người đã trao đổi nhiều ý kiến với Ban lãnh đạo Đảng và đã thẳng thắn phê bình về sự hoạt động kém cỏi của Ban Nghiên cứu thuộc địa, đồng thời đưa ra những kiến nghị cụ thể và sát hợp.

Dẫu hết sức bí mật nhưng cuối cùng mật thám Pháp cũng đã đánh hơi được sự có mặt của Nguyễn ái Quốc ở Pháp. Trước tình hình đó, Người quyết định thay đổi hành trình: đột ngột bí mật quay trở lại Đức vào trung tuần tháng 12-1927 chờ dịp thuận lợi khác.

Trong thời gian chờ đợi, Người nhận làm phóng viên cho tờ Die Welt (Thế giới), gửi thư từ trao đổi với những tổ chức quan trọng, chuẩn bị giấy tờ cho cuộc hành trình xích gần lại quê hương. Cuối tháng 4-1928, Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản ra quyết định đồng ý để Người được trở về Đông Dương.

Sau khi nhận đủ giấy tờ cần thiết cho cuộc hành trình, Nguyễn ái Quốc rời Béclin qua Thụy Sĩ để đến Italia. Tại biên giới Thụy Sĩ – Italia, Người bị cảnh sát gây khó dễ nhưng rồi cũng qua được.

Đến thành phố Milanô, Nguyễn ái Quốc nhanh chóng bắt liên lạc với đại diện Đảng Cộng sản Italia. Tiếp đó, Nguyễn Ái Quốc đi Rôma. Tại đây, Người bị mật thám của Giáo hoàng tình nghi và hỏi giấy tờ. Người bình tĩnh trả lời những câu hỏi hiểm hóc của họ. Không có bằng chứng cụ thể cuối cùng họ phải để cho Người tự do.

Sau đó, Người đi Napôli, thành phố cảng niềm Nam nước này. Từ đây, Người đáp tàu thủy Nhật Bản đi Xiêm đề về gần quê hương.

2.1.5. Xây dựng lực lượng cách mạng trong Việt kiều yêu nước ở Xiêm (Thái Lan)

Tháng 7-1928, Nguyễn Ái Quốc tới Xiêm. Nước Xiêm là nơi có nhiều Việt kiều sinh sống.

Đầu tiên, Người tới Băng Cốc, từ đó Người đi Bản Đôn, thuộc huyện Phì Chịt, tỉnh Phítxanuloốc, nơi có cơ sở cách mạng của Việt kiều yêu bước. Để giữ bí mật, Người dùng một số bí danh như Thọ, Nam Sơn, Chín… Việt kiều ở đây thường gọi Người bằng cái tên thân mật và kính trọng là Thầu Chín, nghĩa là “ông già Chín”.

Cuối tháng 7-1923, Nguyễn ái Quốc rời Phì Chịt đến vùng Đông Bắc Xiêm, nơi có đông Việt kiều sinh sống như Uđon, Xa Vang, Na Khôn, Phu Mon, Noọng Khai.

Tại Uđon, Người đã mở lớp huấn luyện ngắn hạn cho các hội viên Chi hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Cũng tại đây, Người chọn một số sách Mácxít phổ thông dịch sang tiếng Việt như Nhân loại tiến hóa sử, A.B.C Chủ nghĩa cộng sản v.v…

Nhằm giáo dục và cổ vũ tinh thần yêu nước trong Việt kiều, Nguyễn ái Quốc đã biểu dương cuộc đời và sự nghiệp của những anh hùng nổi tiếng trong lịch sử bằng thể loại thơ, kịch dễ hiểu.

Nhưng sự xuất hiện cùng một lúc nhiều tổ chức cộng sản tạo nên nguy cơ chia rẽ trong phong trào công nhân Việt Nam, làm suy yếu phong trào. Để đẩy lùi nguy cơ đó, tất phải thống nhất các tổ chức cộng sản lại thành một đảng duy nhất. Có như vậy, giai cấp công nhân Việt Nam mới đủ mức mạnh đảm đương sứ mệnh lịch sử của mình.

Theo dõi sát sao tình hình cách mạng đang diễn ra ở Đông Dương, Quốc tế Cộng sản đã ra Chỉ thị Nguyễn ái Quốc Về việc thành lập một Đảng Cộng sản ở Đông Dương, ngày 27-10-1929, gửi cho các tổ chức cộng sản.

Tiểu sử Hồ Chí Minh - Người cha già vĩ đại của dân tộc Việt Nam (Phần 2): Thắng lợi vẻ vang với cuộc kháng chiến chống quân Pháp xâm lược
Đảng Cộng sản ở Đông Dương ra đời

Cuối năm 1929, Nguyễn ái Quốc rời Xiêm và đến Trung Quốc ngày 23-12. Người gặp gỡ những chiến sĩ cách mạng Việt Nam đang hoạt động ở đây để tìm hiểu thêm tình hình, sau đó, Người đi Hương Cảng, chuẩn bị công việc cho Hội nghị hợp nhất.

Ngày 3-2-1930, Hội nghị hợp nhất các tổ chức đảng khai mạc tại nhà của một công nhân ở Cửu Long thuộc Hồng Kông.
Sau mấy ngày,  làm việc khẩn trương, Hội nghị đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt, Chương trình tóm tắt của Đảng do Nguyễn ái Quốc dự thảo.

Sau đó, theo ủy nhiệm của Quốc tế Cộng sản,  Nguyễn Ái Quốc đã tiến hành một số công tác tại Xiêm (Thái Lan) và Malaixia, đóng góp công sức vào sự phát triển phong trào cách mạng ở các nước này. Sau khi thoát khỏi một cuộc vây bắt ở Xingapo (Singapore – lúc đó thuộc Malaixia) , đầu tháng 5, Người trở lại Hồng Kông.

Đồng thời nhận được báo cáo về những hoạt động của Đảng trong quần chúng công nhân, binh lính, bồi bếp và bà con người Việt Nam buôn bán trong tô giới Pháp ở Thượng Hải. Nguyễn Ái Quốc quyết định trực tiếp đi tìm hiểu, kiểm tra tình hình và giúp đỡ các đồng chí ở đó.

Trung tuần tháng 11-1930, Nguyễn Ái Quốc từ Thượng Hải trở lại Hồng Kông và tiếp tục theo dõi và chỉ đạo cao trào cách mạng ở Việt Nam.

2.2. Theo dõi và chỉ đạo phong trào cách mạng ở trong nước (1930- 1941)

Sáng ngày 6-6, cảnh sát Anh bất ngờ bao vây ngôi nhà số 186, phố Tam Lung (Cửu Long), khi đó, chỉ có Nguyễn Ái Quốc đang ở nhà. Nguyễn Ái Quốc vừa kịp làm tín hiệu “động” xong thì một tên sĩ quan Anh và mấy tên cảnh sát Trung Quốc đã chĩa súng vào người, xích tay, đẩy lên xe bịt kín, giải về sở cảnh sát Hồng Kông.

Đúng vào lúc Nguyễn Ái Quốc bị bắt đưa vào Sở cảnh sát cũng là lúc chúng dẫn Hồ Tùng Mậu đi ra để trục xuất khỏi Hồng Kông. Biết đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã bị bắt, Hồ Tùng Mậu chủ động tìm đến nhà ông Lôdơby (F.H. Loseby) một luật sư tiến bộ người Anh, lúc đó là Chủ tịch Công ty luật gia ở Hồng Kông để nhờ giúp đỡ.

Ngày 1-8-1931 mới mở phiên tòa đầu tiên xét xử vụ án Nguyễn ái Quốc – Tổng Văn Sơ.

Buổi xét xử công khai, nhưng trong ngoài tòa án đều có lệnh giới nghiêm vì “sợ ông Nguyễn ái Quốc trốn”. “Ông Lôdơby là luật sư chính của vụ án, nhưng người bào  chữa trước tòa lại là tiến sĩ Gienkin (Jenkin), bạn đồng nghiệp của luật sư”.

Ông Lôdơby và luật sư Gienkin đã sử dụng pháp luật của nước Anh để bảo vệ Tổng Văn Sơ.

Từ đấy cho đến tháng 9, tòa án họp 8 phiên nữa, chánh án thừa nhận hai điều sai (bắt và hỏi cung trái phép) nhưng vẫn quyết định trục xuất Tống Văn Sơ về Đông Dương. Luật sư Lôdơby phản đối kết luận của tòa án và chống án lên Hội đồng nhà vua ở Luân Đôn. Ông nhờ bạn là luật sư Nôoen Prít (Nowel Pritt) ở Luân Đôn giúp đỡ.

Tháng 7-1932, Nguyễn ái Quốc được luật sư Lôdơby cho biết nhờ Nôoen Prít, luật sư ở Luân Đôn, giúp đỡ, Hội đồng cơ mật nhà vua đã chấp nhận đơn kháng án và vụ án sẽ phải đem xử lại. Nhưng nếu sử lại, chính quyền Hồng Kông có thể mất uy tín vì không có chứng cớ. Điều này có khả năng đưa đến những hậu quả không tốt.

Do đó, ông Lôdơby đã đồng ý với chính quyền Hồng Kông lặng lẽ trả tự do cho Tống Văn Sơ mà không cần phải xét xử thêm nữa.

Theo sự thỏa thuận, Tống Văn Sơ sẽ bị trục xuất khỏi Hồng Kông, đến nơi mình tự chọn lấy và nơi đó phải được giữ bí mật.

Ông bà Lôdơby mua cho Nguyễn ái Quốc một vé tàu thủy đi châu Âu. Tàu đến Xingapo, Nguyễn ái Quốc lại bị cảnh sát bắt và trả lại Hồng Kông, Lấy cớ ông Nguyễn đi vào thuộc địa không có giấy phép, nhà cầm quyền Hồng Kông lại bắt giam ông, Ông Lôdơby lại tận tình cứu giúp Nguyễn một lần nữa, bí mật thu xếp cho Nguyễn ái Quốc an toàn rời khỏi Hồng Kông.

Ở Hạ Môn, Nguyễn ái Quốc đóng vai trò một nhà trí thức thượng lưu nhàn rỗi, nghỉ ngơi dạo chơi trong rừng, viết bài cho các báo địa phương bằng tiếng Anh với những tên ký khác nhau.

Vào khoảng tháng 7-1933, Nguyễn Ái Quốc quyết định rời Hạ Môn lên Thượng Hải, tìm cách bắt liên lạc với Đảng.

Để che mắt bọn mật thám, Người tiếp tục đóng vai một thân sĩ quần áo sang trọng ở khách sạn đắt tiền nhưng đến tối thì “khóa cử phòng lại, ăn khoai trừ bữa và tự giặt lấy áo quần”.

Mùa thu năm ấy, được tin có một đoàn đại biểu hòa bình châu Âu sang các nước Viễn Đông tuyên truyền chống chiến tranh đế quốc; đọc báo, Người được biết trong đoàn có đồng chí Pôn Vayăng Cutuyariê, bạn cũ của Người từ những năm 20 trên đất Pháp. Tại đây Nguyễn Ái Quốc và P. Vayăng Cutuyariê đã gặp được nhau.

Vào một buổi chiều cuối mùa xuân năm 1934, một chiếc tàu buôn Liên Xô trên đường về Vlađivôxtốc đã ghé qua Thượng Hải để sửa chữa lặt vặt. Thuyền trưởng được lệnh thả thang tàu đón một hành khách mặc áo dài Trung Quốc từ một chiếc thuyền nhỏ bước lên tàu…

Mấy ngày sau, con tàu đã cặp bến cảng Vlađivôxtốp, đưa Nguyễn Ái Quốc, người vừa thoạt khỏi nhà tù Víchtoria, trở về với gia đình Quốc tế Cộng sản.

Tiểu sử Hồ Chí Minh - Người cha già vĩ đại của dân tộc Việt Nam (Phần 2): Thắng lợi vẻ vang với cuộc kháng chiến chống quân Pháp xâm lược
Quốc tế cộng sản
2.2.1. Trở lại Mátxcơva

Sau một thời gian dừng lại Vlađivôxtốc để hoàn thành thủ tục nhập cảnh vào Liên Xô, Nguyễn Ái Quốc đã vượt đường xe lửa xuyên Xibia về Mátxcơva.

Mùa thu năm 1934, Nguyễn Ái Quốc được nhận vào học Trường Quốc tế Lênin, là trường bồi dưỡng lý luận dành riêng cho cán bộ các đảng anh em. Kết thúc khóa học tại Trường Quốc tế Lênin, Nguyễn Ái Quốc nóng lòng trở về Tổ quốc.

Tiểu sử Hồ Chí Minh - Người cha già vĩ đại của dân tộc Việt Nam (Phần 2): Thắng lợi vẻ vang với cuộc kháng chiến chống quân Pháp xâm lược
2.2.2. Nhận công tác tại Viện nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa:

Trong khi chờ thời cơ về nước, vào khoảng mùa thu năm 1936, Nguyễn ái Quốc vào nhận công tác tại Viện nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa, ở số nhà 25 đại lộ Tvéckaia. Tại đây Người đã gặp gỡ và làm quen với nhiều chiến sĩ cách mạng ở một số nước châu á, nhờ đó, có những hiểu biết thêm tình hình cách mạng đang diễn ra ở các nước này.

Ngày 29-9-1938, Nguyễn ái Quốc rời Viện nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa, bỏ lại bản luận án đang viết dở. Một buổi chiều đầu tháng 10, Nguyễn ái Quốc đáp xe lửa rời Mátxcơva đi về phương Đông.

Vì các tỉnh ven biển Trung Quốc đã bị Nhật chiếm đóng nên đến Nôvôxibiếcxcơ, hành  trình của Người chuyển xuống phía Nam, vượt biên giới Xô – Trung, vào Urumsi (Tân Cương).

Trong những tháng năm ấy, Liên Xô đã viện trợ cho Trung Quốc nhiều phương tiện kỹ thuật chiến tranh. Hàng đoàn xe tải quân sự từ các ngả đến Anma Ata, vượt cửa Hữu nghị đi qua Kunda, một thị trấn ở sát biên giới Xô – Trung, vào Urumsi để đến Lan Châu.

Tại đây, Nguyễn ái Quốc được một cán bộ cao cấp  trong quân đội của Đảng Cộng sản Trung Quốc đón và chuẩn bị cho một chứng minh thư Trung Quốc với tên Hồ Quang, cấp bậc là thiếu tá.

Từ Lan Châu, theo đường dây của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Người đến Tây An.

ở Tây An vài hôm, Người cùng các đồng chí Trung Quốc “hộ tống” mấy chiếc xe bồ chở vải rách (để bên dép) đi Diên An.

Bấy giờ Diên An là “đất thánh cách mạng” của Trung Quốc.

Rời Tây An, Người đi xuống Quảng Tây để tìm cách về gần nước ta, khi đó Quảng Đông với Quảng Châu, Hồng Kông đều đã bị Nhật chiếm.

Để giữ bí mật, Người đóng vai lính hầu của một cán bộ cao cấp của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Dừng chân tại Quế Lâm, khi đó là tỉnh lỵ của Quảng Tây, Người ở trong trụ sở Văn phòng Quế Lâm của Bát lộ quân, vừa tham gia công việc của Bát lộ quân, vừa tìm cách liên lạc với trong nước.

Từ tháng 2-1939, Nguyễn ái Quốc rời Quế Lâm (Quảng Tây) cùng tướng Diệp Kiếm Anh đi Hoành Dương (Hồ Nam) tham gia lớp huấn luyện du kích tại Nam Nhạc.

Nguyễn ái Quốc tham gia vào lớp huấn luyện khóa II từ ngày 20-6 đến ngày 20-9-1939. Thời gian này Người được biết với danh nghĩa công khai như sau:
Họ và tên: Hồ Quang

Tiểu sử Hồ Chí Minh - Người cha già vĩ đại của dân tộc Việt Nam (Phần 2): Thắng lợi vẻ vang với cuộc kháng chiến chống quân Pháp xâm lược

Đồng chí Hồ Quang, trên danh nghĩa là tổ trưởng điện đài của Văn phòng Bát lộ quân Quế Lâm, công tác tại lớp huấn luyện du kích cho đến tháng 11 thì rời Hồ Nam trở lại Quế Lâm, đi Long Châu.

Lần ấy, một cán bộ của Văn phòng Bát lộ quân dẫn đường cùng đi với Nguyễn ái Quốc đến Long Châu để bắt liên lạc với người trong nước sang, nhưng không gặp được.

Không bắt được liên lạc, Người trở lại Quế Lâm, đi qua Quý Dương để đến Trùng Khánh, nơi có đại diện Đảng Cộng sản Trung Quốc, có phân xã TASS của Liên Xô.

2.2.3. Đến Côn Minh, bắt liên lạc với tổ chức Đảng:

Khoảng cuối năm 1939, Người trở lại Quý Dương, nhưng vẫn không giữ được người đến đón, nên lại tìm đường đi Côn Minh, thủ phủ tỉnh Vân Nam.

Sau khi đến Côn Minh, Nguyễn Ái Quốc tìm hiểu phong trào Việt kiều, Nhờ sự giúp đỡ của các đồng chí trong Tỉnh ủy Vân Nam Trung Quốc, cuối cùng Người đã bắt được mối liên lạc với Ban hải ngoại của Đảng ta.

Tiểu sử Hồ Chí Minh - Người cha già vĩ đại của dân tộc Việt Nam (Phần 2): Thắng lợi vẻ vang với cuộc kháng chiến chống quân Pháp xâm lược
Phong trào Việt kiều
2.2.4. Tìm đường về nước

Cuối tháng 6, Người đáp máy bay lên Trung Khánh gặp Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc để trao đổi ý kiến về thời cuộc. Trước khi đi, Người dặn đi dặn lại nhiều lần các đồng chí ở Côn Minh phải nghiên cứu, chọn hướng xây dựng căn cứ địa, tìm hiểu tình hình trong nước, chuẩn bị chu đáo về mọi mặt để khi Người trở về là có thể lên đường về nước.

Cuối tháng 7, Nguyễn Ái Quốc trở lại Côn Minh. Nhưng kế hoạch về nước theo hướng Côn Minh – Lào Cai không thực hiện được.

Tiểu sử Hồ Chí Minh - Người cha già vĩ đại của dân tộc Việt Nam (Phần 2): Thắng lợi vẻ vang với cuộc kháng chiến chống quân Pháp xâm lược
Côn Minh – Trung Quốc

Khoảng tháng 10-1940, Nguyễn Ái Quốc cùng một số cán bộ rời Côn Minh về Quế Lâm (Quảng Tây) để tìm đường về nước theo hướng mới.

Vào hạ tuần tháng 12-1940, Người cùng với một số cán bộ rời Quế Lâm đi xuống Tĩnh Tây.

Mấy ngày sau, Nguyễn Ái Quốc theo đường Long Lâm qua Nậm Bo, xuống Nậm Quang, một làng sát biên giới Việt – Trung.
Tại Nậm Quang, Người mở lớp huấn luyện cho 43 cán bộ cách mạng Việt Nam.

Sớm mồng hai Tết, tức ngày 28-1-1941, trời chưa sáng, sương mù còn dày đặc, đoàn rời Nậm Quang lên đường về nước.

2.3. Lãnh đạo nhân dân tổng khởi nghĩa tháng Tám, sáng lập Nhà nước Dân chủ cộng hòa (1941-1945)

2.3.1. Ở Pác Bó, nơi đầu nguồn của cách mạng

Được sự giúp đỡ của cán bộ và đồng bào địa phương, Nguyễn Ái Quốc chọn hang Cốc Bó (tiếng Nùng có nghĩa là đầu nguồ), một hang núi kín đáo ở thôn Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng (Cao Bằng), sát biên giới Việt – Trung, làm nơi đứng chân đầu tiên. Từng ngày 8-2-1941, Người bắt đầu sống và làm việc tại hang này.

Tiểu sử Hồ Chí Minh - Người cha già vĩ đại của dân tộc Việt Nam (Phần 2): Thắng lợi vẻ vang với cuộc kháng chiến chống quân Pháp xâm lược
Bác Hồ làm việc ở Pác Bó (Cao Bằng)

Cuộc sống của Người những ngày ở Pác Bó thật là gian khổ. Khí hậu trong hang ẩm ướt mùa đông gió lùa tê buốt mà Người chỉ có một tấm chăn mỏng, phải dùng lá khô lót chỗ nằm, có khi phải đốt lửa sưởi suốt đêm. Bữa ăn hàng ngày thường rất đạm bạc: rau rừng, ốc suối, cháo bẹ, rau măng,… thỉng thoảng mới có ít thịt kho mặn với muối ớt.

Ngày ngày, Người dậy sơm chạy ra ngoài hang tập thể dục, leo núi rồi xuống suối tắm, sau đó bắt tay vào công việc. Có khi xuống làng hỏi chuyện đồng bào, có khi lên núi hái củi cùng anh em. Tối về, bên bếp lửa, Người tranh thủ bồi dưỡng kinh nghiệm hoạt động cách mạng cho cán bộ.

2.3.2. Chủ trì Hội nghị lần thứ tám của Trung ương Đảng

Sau ba tháng nắm tình hình và chuẩn bị, lấy danh nghĩa đại diện Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc triệu tập và chủ trì Hội nghị lần thứ tám của Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương. Hội nghị làm việc từ ngày 10 đến ngày 19-5-1941 tại một cái lán bên dòng Khuổi Nậm (Pác Bó).

Tiểu sử Hồ Chí Minh - Người cha già vĩ đại của dân tộc Việt Nam (Phần 2): Thắng lợi vẻ vang với cuộc kháng chiến chống quân Pháp xâm lược
Nơi diễn ra hội nghị lần thứ 8 BCHTW Đảng

Hội nghị đã nhất trí cần giương cao hơn nữa ngọn cờ giải phóng dân tộc và nhận định kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương là phát xít Pháp – Nhật và các lực lượng phản cách mạng tay sai của chúng. Đường lối cách mạng trong giai đoạn này “đánh đuổi Pháp – Nhật, làm cho xứ Đông Dương độc lập”.

Với tinh thần đó, Hội nghị quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh, gọi tắc là Việt Minh, thay cho Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đồng Dương.

2.3.3. Sáng lập mặt trận Việt Minh
Tiểu sử Hồ Chí Minh - Người cha già vĩ đại của dân tộc Việt Nam (Phần 2): Thắng lợi vẻ vang với cuộc kháng chiến chống quân Pháp xâm lược
Mặt trận Việt Minh thành lập

Để đẩy mạnh việc tuyên truyền, cổ động thực hiện Nghị quyết của Hội nghị Trung ương (5-1941), tổ chức nhân dân vào các hội cứu quốc của Mặt trận Việt Minh, tích cực xây dựng và phát triển căn cứ địa cách mạng, Nguyễn Ái Quốc quyết định xuất bản báo Việt Nam độc lập gọi tắt là Việt lập.

2.3.4. Lên đường sang Trung Quốc và bị chính quyền địa phương bắt giam

Sang năm 1942, Chiến tranh thế giới lần thứ hai bước vào giai đoạn ác liệt. Phát xít Đức huy động tất cả lực lượng của châu Âu tấn công dữ dội vào tây nam Liên Xô.

Tiểu sử Hồ Chí Minh - Người cha già vĩ đại của dân tộc Việt Nam (Phần 2): Thắng lợi vẻ vang với cuộc kháng chiến chống quân Pháp xâm lược
Chiến tranh thế giới lần thứ hai

Trên chiến trường châu á và Thái Bình Dương, phát xít Nhật đang làm mưa gió. Sau khi tập kích bất ngờ vào Trân Châu Cảng (Pearl Harbour) sáng 8-12-1941, Nhật tuyên chiến với Mỹ, Anh, úc và Canada, đồng thời cho quân đổ bộ lên đảo Boócnêô (Bornéo), chiếm thêm tô giới Anh ở Thiên Tân, Thượng Hải (Trung Quốc).

ở Đông Dương, với văn bản ký kết ngày 9-12-1941, “bọn phát xít Pháp ở Đông Dương hoàn toàn chỉ là một con chó giữ nhà cho Nhật, phải thẳng tay đàn áp để giữ vững hậu phương cho Nhật, phải bắt lính, bắt phu và cung cấp tiền tài cho Nhật(37),.

Trước chuyển biến mới của tình hình, một nhiệm vụ bức thiết đặt ra cho cách mạng nước ta là phải thực hiện sự liên minh quốc tế; trước mắt, phải phối hợp hành động của phong trào Việt Minh với phong trào chống Nhật của nhân dân Trung Quốc và các lực lượng đồng minh chống phát xít trên chiến trường Thái Bình Dương. Nguyễn Ái Quốc quyết định lên đường đi Trung Quốc.

Để đánh lạc hướng bọn mật thám, Nguyễn Ái Quốc lấy tên mới là Hồ Chí Minh, ngày 13-8-1942, lên đường đi Trung Quốc với tư cách là đại biểu của phong trào Việt Minh và đại diện của Phân hội Việt Nam thuộc Hiệp hội quốc tế chống xâm lược.

Ngày 27-8, Người đến phố Túc  Vinh (thuộc huyện Đức Bảo, Quảng Tây) thì bị tuần cảnh ở đây giữ lại.

Họ tình nghi người là gián điệp, bèn bắt giữ và giải lên Tĩnh Tây.

Nghi rằng Hồ Chí Minh là người Việt Nam mà lại mang nhiều giấy tờ của Trung Quốc, có vẻ là một tội phạm quan trọng, nhà đương cục Tĩnh Tây quyết định đưa nộp lên cơ quan quân sự cao nhất ở Quảng Tây lúc bấy giờ là Văn phòng Quế Lâm của ủy ban quân sự Chính phủ Quốc dân để xét hỏi.

Thế là Hồ Chí Minh bị áp giải từ Tĩnh Tây qua Điền Đông, Long An, Thiên Bảo, Đồng Chính, Nam Ninh, Vũ Minh, Tân Dương, Lai Tân, Liễu Châu và đến Quế Lâm ngày 10-12-1942. Chẳng bao lâu lại bị giải về Liễu Châu để giao cho Cục chính trị Bộ tư lệnh Đệ tứ chiến khu thẩm tra.

Nhờ sự vận động tích cực của Đảng ta, của bà con Việt kiều và sự can thiệt của nhiều nhân vật trong chính giới ở Trung Quốc cuối cùng Hồ Chí Minh được chuyển về nhà giam của Cục Chính trụ Đệ tứ chiến khu ở Liễu Châu.

Tại đây, Người được đối xử tử tế hơn, được hưởng “chế độ chính trị”: có đủ cơm ăn, không bị gông, không bị xích, sáng và chiều đều có mười lăm phút đi ra nhà vệ sinh có lính gác và thỉnh thoảng được đọc sách báo(38). Ngày 10-9-1943, Người mới được trả lại tự do.

2.3.5. Trong tù, làm thơ

Trong hoàn cảnh đau khổ của 13 tháng bị giam cầm, đày đọa, bị giải tới giải lui khắp 13 huyện và hơn 30 nhà giam của tỉnh Quảng Tây, Người đã viết 133 bài thơ bằng chữ Hán theo các thể thất tuyệt, thất luật, ngũ ngôn và tạp thể.

Tiểu sử Hồ Chí Minh - Người cha già vĩ đại của dân tộc Việt Nam (Phần 2): Thắng lợi vẻ vang với cuộc kháng chiến chống quân Pháp xâm lược
Nhật ký trong tù – Hồ Chí Minh

Dưới dạng nhật  ký, đó là một bộ sử bằng thơ kể lại một quãng đời của Hồ Chí Minh trong nhà ngục Quảng Tây, phản ánh chân thực một phần bộ mặt xã hội Trung Quốc trong các năm 1942-1943. Đồng thời nó cũng thể hiện ý chí kiên cường và tiết tháo cao thượng của nhà cách mạng vĩ đại Hồ Chí Minh.

2.3.6. Tham gia cải tổ Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội

Sau ngày 10-9-1943, Hồ Chí Minh tuy được trả tự do, nhưng vẫn bị quản chế. Sức khỏe của Người lúc này bị giảm sút nghiêm trọng: mắt bị mờ, chân đi không vững, Người tự nhủ “một chiến sĩ mà bị bệnh tê thấp thì còn làm gì được” cho nên, vừa ra tù Người đặt kế hoạch tập luyện để mau chóng phục hồi sức khỏe.

Người tập nhìn vào bóng tối để luyện mắt, tập đi, tập leo núi để luyện đôi chân. Hồi đó, Bộ tư lệnh Đệ tứ chiến khu của Trương Phát Khuê đóng tại dãy núi Phan Long Sơn ở phía Tây thành phố Liễu Châu. Mỗi buổi sáng, tập thể dục xong, Người tập leo núi. Sau một thời gian kiên trì luyện tập, Người đã lên được đỉnh Tây Phong trong dãy núi.

Từ cuối tháng 10, theo yêu cầu của tướng Trương Phát Khuê, Người bắt đầu tham gia một số hoạt động của Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội, một tổ chức của người Việt Nam ở Trung Quốc, gồm nhiều đảng phái, được sự hỗ trợ Bộ tư lệnh Đệ tứ chiến khu, do tướng Trương Phát Khuê, Tư lệnh trưởng, đồng thời là đại diện của Quốc dân Đảng Trung  Quốc, trực tiếp chỉ đạo.

Tiểu sử Hồ Chí Minh - Người cha già vĩ đại của dân tộc Việt Nam (Phần 2): Thắng lợi vẻ vang với cuộc kháng chiến chống quân Pháp xâm lược
Là cờ của Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội

Hồ Chí Minh nhận lời tham gia cải tổ Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội để vừa tranh thủ đoàn kết, vừa phân hóa, lôi kéo những phần tử yêu nước và tiến bộ về phía cách mạng. Cuối tháng 11-1943, Người rời khỏi Cục Chính trị Đệ tứ chiến khu, đến ở tại Trụ sở  Tổng bộ Việt Nam Cách mạng Đồng chí Hội đóng tại đường Ngư Phong, thành phố Liễu Châu.

Tại đây, Người đã tham gia viết bài cho báo Đồng minh, cơ quan ngôn luận của tổ chức này, được xuất bản bằng tiếng Việt ở Liễu Châu.

Do tranh thủ được sự đồng tình của Trương Phát Khuê, ngày 9-8-1944, Hồ Chí Minh rời Liễu Châu. Cuối tháng 9, Người về đến Pác Bó (Cao Bằng).

Tháng 10-1944, Hồ Chí Minh viết Thư gửi đồng bào toàn quốc. Người phân tích tình hình và dự đoán thời cơ của cách mạng Việt Nam đang đến gần: “Cơ hội cho dân tộc ta giải phóng chỉ ở trong một năm hoặc  năm rưỡi nữa. Thời gian rất gấp. Ta phải làm nhanh”(39)!

Ngay sau đó, Người quyết định thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và giao cho đồng chí Võ Nguyên Giáp phụ trách.

2.3.7. Lại lên đường sang Trung Quốc tiếp xúc với Đồng minh

Là nhà hoạt động chính trị sáng suốt, Hồ Chí Minh rất nhạy cảm trước những chiều hướng phức tạp, đan chéo nhau của các lực lượng quốc tế trong vấn đề Đông Dương. Người thấy cần phải tiếp xúc với các lực lượng Đồng minh để có những dữ kiện cần thiết cho bài toán lớn: đặt đúng cuộc chiến đấu của dân tộc trong bối cảnh quốc tế.

Tiểu sử Hồ Chí Minh - Người cha già vĩ đại của dân tộc Việt Nam (Phần 2): Thắng lợi vẻ vang với cuộc kháng chiến chống quân Pháp xâm lược

Ngày 29-3-1945, Hồ Chí Minh gặp Tướng C.L. Sennôn (Claire L. Chennault), Tư lệnh không doàn Cọp bay  của Mỹ ở Trung Quốc.

Cuộc trao đổi đã đi đến thỏa thuận: người Mỹ có thể sẽ cung cấp vũ khí, thuốc men và điện đài cho Việt Minh, hơn nữa có thể huấn luyện cho người của Việt Minh biết sử dụng các thứ đó.

Từ Côn Minh, Hồ Chí Minh đáp máy bay đi Bách Sắc đẻ tìm gặp Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội.

Tại đây, Người được biết Đồng minh Hội đã có nhiều biến đổi trong sáu tháng qua, trên thực tế đã ngừng hoạt động. Riêng các nhóm Việt Minh vẫn hoạt động tích cực ở vùng biên giới. Người lựa chọn một số chiến sĩ cuối tháng 4-1945 cùng Người lên đường về nước.

2.3.8. Thành lập khu giải phóng

Trước tình hình mới, để có điều kiện kịp thời chỉ đạo phong trào cách mạng  đang dâng cao trong cả nước, từ đầu tháng 5-1945, Hồ Chí Minh cho chuyển “đại bản doanh” của cách mạng từ Pác Bó (Cao Bằng) về Tân Trào (Tuyên Quang), nơi có phong trào quần chúng mạnh mẽ, đã thiết lập được chính quyền cách mạng, lại thuận tiện liên lạc miền ngược, miền xuôi và với nước ngoài.

Tình hình diễn biến ngày càng khẩn trương, Hồng quân Liên Xô đã tiến vào Béclin (Berlin), buộc phát xít Đức đầu hàng không điều kiện. Ngay sau đó, Liên Xô chuyển quân về phía đông, chuẩn bi tuyên chiến với Nhật. Giữa lúc đó, chẳng may Người bị ốm nặng, sốt cao, nhiều lần mê sảng.

Tiểu sử Hồ Chí Minh - Người cha già vĩ đại của dân tộc Việt Nam (Phần 2): Thắng lợi vẻ vang với cuộc kháng chiến chống quân Pháp xâm lược
Hồng quân Liên Xô

May sao, nhờ kinh nghiệm chữa trị của đồng bào địa phương, sau mấy ngày uống thúoc, cơn bệnh thuyên giảm, Người gượng dậy tiếp tục làm việc. Người đề nghị với Thường vụ Trung ương cần triệu tập gấp Hội nghị toàn quốc của Đảng và Đại hội đại biểu quốc dân, chuẩn bị tổng khởi nghĩa.

2.3.9. Triệu tập Hội nghị toàn quốc của Đảng và Đại Hội Quốc dân

Tiếp theo Hội nghị toàn quốc của Đảng, Quốc dân đại hội đã họp trong hai ngày 16 và 17 tháng 8-1945 dưới quyền chủ tọa của Người.

2.3.10. Kêu gọi Tổng khởi nghĩa trong cả nước

Ngay sau Đại hội Quốc dân, lãnh tụ Hồ Chí Minh nhân danh ủy ban dân tộc giải phóng, dưới tên ký Hồ Chí Minh, đã gửi Thư kêu gọi Tổng khởi nghĩa đến đồng bào cả nước.

Tiểu sử Hồ Chí Minh - Người cha già vĩ đại của dân tộc Việt Nam (Phần 2): Thắng lợi vẻ vang với cuộc kháng chiến chống quân Pháp xâm lược
Thư kêu gọi Tổng khởi nghĩa – Nguyễn Ái Quốc

Chỉ trong vòng hơn 10 ngày, cuộc Tổng khởi nghĩa đã thành công trong cả nước! Chế độ thực dân hơn 80 năm, chế độ  phong kiến hàng nghìn năm đã bị lật nhào! Chính quyền cách mạng đã thuộc về nhân dân!

Nền độc lập của Tổ quóc đã được giành lại! Tự do của dân tộc dã được hồi sinh! Lịch sử Việt Nam đã mở ra những chương mới!

2.3.11. Sáng lập Nhà nước Dân chủ cộng hòa

Bệnh chưa khỏi hẳn, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định ngày về Thủ đô Hà Nội để cùng Trung ương Đảng giải quyết những vấn đề trọng đại có liên quan đến vận mệnh của Tổ quốc.

Tối ngày 38-8-1945, Người về đến làng Gạ (Phú Gia, Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội) ở nhà một cơ sở cách mạng.

Sáng 25-8-1945, Người nghe các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Trần Đăng Ninh báo cáo về tình hình khởi nghĩa ở Hà Nội và các tỉnh, về chủ trương của Ban Thường vụ Trung ương định tổ chức sớm lễ ra mắt của Chính phủ lâm thời. Hiều hôm đó, đồng chí Trường Chinh lên đón Người vào nội thành.

Trong những ngày này, Người bắt tay vào việc soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập. Trên chiếc bàn đơn sơ ở ngôi nhà số 48 Hàng Ngang, Người đã viết văn kiện lịch sử trọng đại của dân tộc với một niềm sung sướng, tự hào.

Ngày 2-9-1945, từ sáng sớm, cả Hà Nội đã tưng bừng, cờ đỏ sao vàng rợp trời, đèn hoa rực rỡ. Những biểu ngữ bằng chữ Việt và các thứ chữ Pháp, Nga, Trung Quốc, Anh chăng khắp các đường phố: “Nước Việt Nam của người Việt Nam”.

Tiểu sử Hồ Chí Minh - Người cha già vĩ đại của dân tộc Việt Nam (Phần 2): Thắng lợi vẻ vang với cuộc kháng chiến chống quân Pháp xâm lược

Đúng 14 giờ, các thành viên của Chính phủ, do Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu, bước lên lễ đài. Bài Tiến quân ca vang lên hùng tráng. Lá cờ đỏ sao vàng từ từ kéo lên. Một rừng cánh tay giơ lên chào, bàn tay nắm lại.

Thay mặt Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập lịch sử. Người mở đầu bằng cách nêu lên những nguyên lý bất hủ về các quyền của con người, quyền của các dân tộc đã được khẳng định trong những bản tuyên ngôn nổi tiếng của nước Mỹ và nước Pháp.

Giữa tiếng vỗ tay, tiếng hoan hô nhiệt liệt.

2.4. Xây dựng và bảo vệ nền cộng hào dân chủ, đối phó thù trong giặc ngoài , chuẩn bị kháng chiến lâu dài

Giữa lúc đó, quân đội nước ngoài dồn dập kéo vào nước ta dưới danh nghĩa quân Đồng  minh để tước vũ khí quân đội Nhật. Theo sự thỏa thuận tại Hội nghị Pốtxdam về Đông Dương, quân đội của Tưởng Giới Thạch sẽ đóng từ vĩ tuyến 16 trở ra, còn quân đội Anh từ vĩ tuyến 16 trở vào.

Tiểu sử Hồ Chí Minh - Người cha già vĩ đại của dân tộc Việt Nam (Phần 2): Thắng lợi vẻ vang với cuộc kháng chiến chống quân Pháp xâm lược
quân đội của Tưởng Giới Thạch sẽ đóng từ vĩ tuyến 16 trở ra, còn quân đội Anh từ vĩ tuyến 16 trở vào.

Từ cuối tháng 8-1945, một bộ phận tiến vào tiền trạm của quân Tưởng bắt đầu vượt biên giới tiến vào nước ta, theo hai ngả Lào Cai và Lạng Sơn(40),, (,kéo theo bọn phản động tay sai để gây rối, phá hoại, âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân, dựng lên chính quyền tay sai của chúng.

ở miền Nam, từ đầu tháng 9-1945, được sự che chở và giúp  đỡ của quân Anh, quân đội Pháp trở lại hòng xâm chiếm đất nước ta một lần nữa.

Chúng ngang nhiên chiếm trụ sở ủy ban Nhân Dân Nam Bộ, cấm nhân dân ta biểu tình, đòi tước vũ khí quân đội ta,… Ngày 23-9, được sự tiếp tay của thực dân Anh, quân đội Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn rồi tiến dần ra Nam Trung Bộ. Số tàn quân Pháp bỏ chạy sang Vân Nam sau cuộc đảo chính của Nhật nay cũng lăm le trở lại miền Bắc.

Trên đất nước ta, chưa bao giờ cùng một lúc lại có mặt nhiều quân đội nước ngoài đông như vậy. Nếu kể cả quân Nhật chưa bị giải giáp, quân Tưởng, quân Anh và quân Pháp, con số lên gần 30 vạn!

Cách mạng Việt Nam đứng trước một tình thế cực kỳ hiểm nghèo. Vận mệnh nước ta như đang trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”!

2.4.1. Lựa chọn và giải quyết những nhiệm vụ cấp bách

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng suốt lựa chọn những vấn đề cấp bách nhất, giải quyết kịp thời, có hiệu quả đưa đất nước từng bước vượt qua tình thế khó khăn.

Ngày 6-1-1946, cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước ta được tổ chức trên cả nước, bất chấp bom đạn của thực dân Pháp ở miền Nam và những hành động phá hoại của bọn phản động ở phía Bắc.

Tiểu sử Hồ Chí Minh - Người cha già vĩ đại của dân tộc Việt Nam (Phần 2): Thắng lợi vẻ vang với cuộc kháng chiến chống quân Pháp xâm lược
cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên diễn ra

Chủ tịch Hồ Chí Minh- Người đã trúng cử đại biểu Quốc hội với sự tín nhiệm cao nhất, chiếm 98,4% sốphiếu bầu.

2.4.1.1. Kiên trì sách lược mềm dẻo…

Trên cương vị Chủ tịch Chính phủ kiêm phụ trách ngoại giao, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kiên trì thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo, linh hoạt trong từng thời gian,  phù hợp với từng đối tượng để phân hóa kẻ thù, nhằm giữ vững chính quyền, độc lập và thống nhất Tổ quốc, tranh thủ có nhiều thời gian để chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài.

2.4.1.2. Ký hiệp định sơ bộ 6-3 tạm thời hòa hoãn với Pháp

Trên tinh thần đó, từ cuối tháng 2-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đạo sát sao các cuộc tiếp xúc của cán bộ ta với Pháp, trong nhiều trường hợp , Người đã đích thân giao thiệp với phía Pháp. Các cuộc đàm phán diễn ra bí mật.

Những ngày đầu các cuộc họp đều không tiến  triển, vì lập trường hai bên còn xa nhau. Điều khoản gay cấn nhất ta đòi phải thừa nhận là là quyền độc lập và thống nhất của Việt Nam, còn phía Pháp lại chỉ muốn coi ta là một quốc gia tự trị.

Để tháo gỡ tình hình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra giải pháp: Nước Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do (état libre).

Bốn giờ rưỡi chiều ngày 6-3-1946, lễ ký kết Hiệp định sơ bộ Pháp- Việt đã được tổ chức tại Hà Nội với sự chứng kiến của các đại diện Bộ Tư lệnh quân đội Trung Hoa ở Bắc Đông Dương, phái bộ Mỹ, lãnh  sự Anh và Lu-i Capuýt, đại diện phân bộ Đảng Xã hội Pháp ở Bắc Kỳ.

Tiểu sử Hồ Chí Minh - Người cha già vĩ đại của dân tộc Việt Nam (Phần 2): Thắng lợi vẻ vang với cuộc kháng chiến chống quân Pháp xâm lược
lễ ký kết Hiệp định sơ bộ Pháp- Việt
2.4.2. Thăm chính thức nước Pháp

Hiệp định sơ bộ ký chưa ráo mực , thực dân Pháp đã có những hành động vi phạm: đòi ta nộp vũ khí, đánh úp quân ta ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, di chuyển quân tới những nơi không được phép của chính phủ ta. Điều đó càng khẳng định một cách chắn chắn dã tâm của thực dân Pháp muốn đặt lại nền thống trị của chúng trên đất nước ta bằng  mọi giá.

Trước tình thế đó, một lần nữa Chủ tịch Hồ Chí Minh khuyên nhân dân cả nước hãy bình tĩnh, giữ kỉ luật và chờ lệnh. Mặt khác, Người xúc tiến những cuộc gặp gỡ với người đại diện của nước Pháp đẻ giải quyết những vấn đề quan trọng, trong đó có cuộc gặp gỡ tại Pari giữa đại diện của Chính phủ hai nước nhằm ký một hiệp định chính thức.

Cuộc gặp gỡ đó đã đi tới những  thỏa thuận, phái đoàn Chính phủ nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa sẽ sang Pháp mở cuộc đàm phán tại Pari để ký Hiệp ước chính thức. Nhân dịp này, Chính phủ Pháp sẽ mời Chủ tịch Hồ Chí Minh sang thăm Pháp với tư cách thượng khách của Chính phủ.

Sau khi duyệt đội danh dự Việt-Pháp, Người vẫy tay chào các vị khách ra tiễn và bước lên máy bay.

Đúng 7 giờ 45 phút ngày 31-5-1946, chiếc máy bay Đacôta 356 đưa Chủ Tịch Hồ Chí Minh cùng phái đoàn ta rời đất nước sang Pháp với một sứ mệnh trọng đại. Cuộc hành trình đến Pháp của Người phải đi qua nhiều nước: Miến Điện; ấn Độ, Pakixtăng, Irắc, Ai Cập, Angiêri, rồi Biarít (Biarritz), thủ phủ xứ  Pirênê Atlăngtic (Pyrénées –Atlantiques) ở miền Nam nước Pháp. Người nghỉ lại đây một thời gian đợi nước Pháp lập xong chính phủ mới.

Chiều ngày 22-6-1946, lễ đón chính thức Chủ tịch Hồ Chí Minh được tổ chức tại sân bay quốc tế Lơ Buốcgiê (Le Bourget). Tại đây, lần đầu tiên Quốc kỳ Việt Nam tung bay trên bầu trời mùa hè Pari, Quốc ca Việt Nam hùng tráng vang lên.

Dẫu vậy, cuộc đàm phán tại Phôngtennơblô vẫn bế tắc, vẫn dẫm chân tại chỗ do thái độ ngoan cố của phe thực dân. Trong khi đó, ở Việt Nam, họ trắng trợn vi phạm Hiệp định Sơ bộ.

Tại Hà Nội, chúng ngang nhiên đem quân chiếm đóng Phủ Toàn quyền cũ do ta đang kiểm soát. Ngày 14-7, bộn Việt gian cùng với bọn sĩ quan Pháp âm ưu tiến hành cuộc đảo chính nhân cuộc duyệt binh của quân đội Pháp. Chúng ngang nhiên lập xa xứ Nam Kỳ tự trị và đơn phương triệu tập Hội nghị Liên bang Đông Dương ở Đà Lạt v.v…

Hội nghị Phôngtennơblô thất bại cũng có nghĩa là thùng thuốc súng ở Việt Nam sẽ được hâm nóng, chiến tranh sẽ bùng nổ, và bùng nổ trên quy mô rộng lớn hơn, với cường độ quyết liệt hơn. Điều đó đến sớm sẽ hoàn toàn không có lợi cho ta.

Chúng ta cần có thời gian để chuẩn bị về mọi mặt cho cuộc kháng chiến. Để cứu vãn tình hình, chiều 14-9-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ động gặp Bộ trưởng M. Mutê (Marius Moutet) để thảo luận thêm về quan hệ Việt – Pháp trong tương lai, sau đó Người đến gặp Thủ tướng Gioócgiơ Biđôn.

Đêm hôm đó vào lúc 0 giờ 30 phút, Người cùng Mutê và Xanhtơny (J. Sainteny) xem xét lại bản dự thảo. Sau một cuộc trao đổi căng thẳng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ trưởng Mutê đã đi tới ký kết bản Tạm ước Việt – Pháp 14-9-1946,... 

Bản Tạm ước quy định hai bên đình chỉ xung đột, phía Pháp bảo đảm thực hiện các quyền tự do, dân chủ ở Nam Bộ, thả những người bị bắt; phía Việt Nam bảo đảm quyền lợi về kinh tế và văn hóa của Pháp tại Việt Nam. Hai bên thỏa thuận thời gian mở lại cuộc đàm phán vào tháng Giêng năm 1947.

Tiểu sử Hồ Chí Minh - Người cha già vĩ đại của dân tộc Việt Nam (Phần 2): Thắng lợi vẻ vang với cuộc kháng chiến chống quân Pháp xâm lược
Lễ ký kết Bản Tạm ước

Ngày 18-9-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh rời đất Pháp về nước trên Chiến hạm Đuy mông Đuyếcvin (Dumount d’ Urville), khởi hành từ cảng Tulông (Tunlon).

2.5. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi (1946-1954)

2.5.1. Chỉ đạo chuẩn bị bước vào kháng chiến lâu dài

Tuy đã ký Hiệp định sơ bộ 6-3 và Tạm ước 14-9, nhưng với dã tâm cướp lại nước ta một lần nữa, thực dân Pháp vẫn ngông cuồng lấn tới, chúng liên tiếp gây ra nhiều vụ xung đột để tạo cớ phát động chiến tranh.

Ngay khi cuộc đàm phán vừa bắt đầu tại Pari, Đácgiăngliơ đã nặn ra cái “Nam kỳ quốc”, mở Hội nghị Liên bang Đông Dương tại Đà Lạt (1-8-1946), cho quân lấn chiếm Tây Nguyên, đánh ra Tây Bắc,… Chiến tranh cũng đã lan sang Lào và Campuchia.

Hòa bình đã bị kẻ thù bác bỏ. Để giành quyền chủ động trong chiến tranh.

20 giờ 30 phút đêm 19-12-1946, cuộc kháng chíen toàn quốc bùng nổ. Cả dân tộc Việt Nam đã đứng lên theo tiếng gọi thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đường lối, phương châm kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính của Chủ tịch Hồ Chí Minh là đường lối phát huy sức mạnh tổng hợp của cuộc chiến tranh nhân dân, nên nhờ đó càng đánh ta càng mạnh, càng đánh ta càng thắng.

Đó là một đường lối đúng đắn và sáng tạo, sau này được thế giới đánh giá là “một trong những đường lối chiến đấu hoàn hảo nhất của thời đại chúng ta”,,.

“Đại bản doanh” của Người thời gian này thường chỉ là một cái lái bằng tre, nứa, lá, làm theo kiểu nhà sàn của đồng bào miền núi, vừa tránh ẩm thấp, vừa tránh được thú rừng. Tầng trên để Người ngủ, tầng dưới ban ngày Người làm việc và tiếp khách.

Cuộc sống của Người trong những năm đầu kháng chiến thật là gian khổ. Vì phải di chuyển luôn, không có điều kiện tăng gia sản xuất, nên bữa ăn hàng ngày của Người thường chỉ có cơm gạo đỏ với rau tàu bay và một ít thịt băm nhỏ, hai phần thị kho với một phần muối ớt, để ăn dần.

Sau này, khi đã tương đối ổn định, có thể tăng gia tự túc được một phần, đời sống của Người và anh em giúp việc dần dần được cải thiện hơn.

Từ đầu năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã liên tục gửi nhiều thư, điện đến Chính phủ và nhân dân các nước ấn Độ, Miến Điện, Nam Dương,… kêu gọi ủng hộ và giúp đỡ cuộc kháng chiến của Việt Nam, đồng thời Người cũng đã cử nhiều đoàn đại biểu của ta đi dự các hội nghị quốc tế như Hội nghị Liên á hợp tác ở ấn Độ, dự lễ tuyên bố độc lập của Miến Diện, Hội nghị các nước châu á ủng hộ Nam  Dương chống sự xâm lược của Hà Lan,…

Cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân ta là một sự cổ vũ to lớn đối với phong trào giải phóng dân tộc ở châu á nên đã được Chính phủ và nhân dân các nước lân bang đồng tình và ủng hộ, dành cho những tình cảm mồng nhiệt.

Thanh niên ấn Độ, Miến Điện đã nô nức quyên tiền mua thuốc men và đồ dùng y tế cho Việt Nam, có nhiều thanh niên đã tình nguyện sang Việt Nam chiến đấu.

Chính phủ ta đã đặt cơ quan đại diện thường trú tại Băngcốc, Rănggun, Prâh để tuyên truyền, giới thiệu cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta ra thế giới, giúp cho nhân dân thế giới ngày càng biết đến cuộc kháng chiến thần thánh của nhân dân Việt Nam.

Trong năm 1948 và 1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã liên tiếp nhận được đề nghị xin phỏng vấn của nhiều phóng viên báo chí và hãng thông tấn phương Tây.

Trước yêu cầu của tình hình mới. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp từ ngày 21 đến ngày 23-6-1950 đã quyết định triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng. Khai mạc tại Bản Khay, xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang, từ ngày 11 đến 19-2-1951.

Tiểu sử Hồ Chí Minh - Người cha già vĩ đại của dân tộc Việt Nam (Phần 2): Thắng lợi vẻ vang với cuộc kháng chiến chống quân Pháp xâm lược
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng.

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương mới. Chủ tịch Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Đảng.

2.5.2. Củng cố hậu phương về mọi mặt, sức mạnh mới cho cuộc kháng chiến

Sau hơn bốn năm chiến đầu, cuộc kháng chiến của ta đã từ bị động chuyển sang chủ động, từ thế yếu chuyển dần sang thế mạnh, từ cầm cự đang chuẩn bị chuyển mạnh sang tổng phản công.

Thực dân Pháp, sau những thất bại về quân sự cuối năm 1950, lâm vào thế khó khăn, phải ra sức cầu cứu đế quốc Mỹ.

Tháng 5-1953, Hăngri Nava (Henri Navarre), Tham mưu trưởng lục quân của khối NATO, được cử làm Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương. Nava vạch ra một kế hoạch chiến lược có quy mô rộng lớn, tập trung binh lực, nhằm trong vòng 18 tháng, tiêu diệt phần lớn chủ lực của ta, giành lấy một thắng lợi quyết định, làm cơ sở cho một giải pháp chính trị có lợi cho chúng.

Nava tập trung mọi cố gắng, với sự giúp đỡ rất lớn của Mỹ, xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm gồm ba phân khu yểm hộ lẫn nhau; có cơ cấu phòng ngự vững chắc với 16.200 quân tinh nhuệ. Tớpng Mỹ Ô Đanien (Ơ Daniel) lêm kiểm tra Điện Biên Phủ đã xác nhận “đây là một pháo đài bất khả xâm phạm”.

Ngày 6-12-1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định tập trung đại bộ phận chủ lực tinh nhuệ của ta, mở cuộc đại tiến công vào tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của địch, chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến.

Ngày 13-3-1954, quân ta mở cuộc đại tấn công vào tâp đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Ngày 7-5-1954, lá cờ “Quyết chiến, quyết thắng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phất phới tung bay trên nóc hầm sở chỉ huy của địch. Tướng Đờ Caxtơri (De Castries) và toàn bộ Ban tham mưu bị bắt sống. Hơn một vạn quân Pháp tại Điện Biên Phủ đã ra hàng.

Tiểu sử Hồ Chí Minh - Người cha già vĩ đại của dân tộc Việt Nam (Phần 2): Thắng lợi vẻ vang với cuộc kháng chiến chống quân Pháp xâm lược
Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin Điện Biên Phủ thất thủ bay về đến Pari lúc 13 giờ 12 phút cùng ngày. Thủ đô Pari rụng rời trước tin sét đánh nước Pháp treo cờ rủ để đánh dấu sự kiện thẩm bại này.

Chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của chủ nghĩa yêu nước kiên cường và chủ nghĩa anh hùng cách mạng bất khất của quân và dân ta dưới sự lãnh đạo tài tình của Trung ương Đảng và Chính phủ, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

2.5.3. Mở mặt trận ngoại giao, kết thúc chiến tranh, lập lại hào bình ở Đông Dương

Ngày 21-7-1954, Hiệp nghị Giơnevơ về Đông Dương đã được ký kết, theo đó: các nước thừa nhận và tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của dân tộc Việt Nam, Lào và Campuchia;  ngừng bắn đồng thời trên toàn chiến trường Đông Dương, Pháp rút quân về nước; vĩ tuyến 17 chỉ là ranh giới quân sự tạm thời giữa hai miền, sau hai năm sẽ tổng tuyển cử để thống nhất đất nước.

Tiểu sử Hồ Chí Minh - Người cha già vĩ đại của dân tộc Việt Nam (Phần 2): Thắng lợi vẻ vang với cuộc kháng chiến chống quân Pháp xâm lược
Hiệp nghị Giơnevơ về Đông Dương

Cuộc kháng chiến thần thánh chín năm chống thực dân Pháp xâm lược đã đi vào lịch sử như là một trong những cuộc chiến tranh giữ nước, chiến tranh giải phóng vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc.

Cách mạng tháng 8 thành công và kháng chiến chống Pháp thắng lợi là giai đoạn mở đầu oanh liệt của thời đại Hồ Chí Minh, thời đại của chiến công và kỳ tích làm vẻ vang cho dân tộc, đưa dân tộc ta từ địa vị nô lệ lên hàng các dân tộc tiên phong trên thế giới, được cả loài người ca ngợi và khâm phục.

Cuộc kháng chiến thần thánh của nhân dân ta mà linh hồn là Chủ tịch hồ Chí Minh  đã chứng minh cho một chân lý, ngày nay đã trở thành kinh điển: “chiến tranh xâm lược cử đế quốc nhất định thất bại, cách mạnh giải phong của các dân tộc nhất định sẽ thành công!”.

(Còn tiếp…)